Gặp phải tình trạng da bị ngứa, đỏ theo thời gian có khả năng bạn đã bị chàm da. Tình trạng này xảy ra ở trẻ em, người lớn. Tuy nhiên, bệnh chàm da có nhiều loại khác nhau. Mỗi loại sẽ có các triệu chứng và yếu tố kích thích riêng gây ảnh hưởng đến da.
Chàm da là gì, chàm da còn có tên gọi là Eczema, đây là tình trạng viêm da sẩn mụn nước do phản ứng với các tác nhân nội và ngoại sinh gây ra. Trong đó, chàm có thể xảy ra do tác nhân thời tiết, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, trời hanh khô và trở lạnh.
Bệnh chàm da là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hoặc mạn tính. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị chàm da đều là bệnh lành tính. Bệnh này còn phát triển theo từng giai đoạn nhất định của da. Có thể chuyển từ thể nhẹ sang thể nặng.
Chàm da là gì, nếu kịp thời phát hiện sớm và nhận điều trị sẽ giúp người bệnh được chữa trị khỏi hoàn toàn chàm da.
Rất nhiều người lo lắng về khả năng lây lan của bệnh chàm da. Tuy nhiên, chàm da là bệnh không lây lan. Bệnh xuất hiện đột ngột khi có các điều kiện thuận lợi. Tùy thuộc vào từng đối tượng bị chàm và vị trí chàm mà sẽ có các biện pháp phân biệt các loại bệnh chàm da khác nhau.
Nếu chàm da xuất hiện ở trẻ nhũ nhi đến 2 tuổi, đây được gọi là chàm sữa. Khi chàm bị tái diễn nhiều lần sẽ được chuyển sang bệnh chàm thể tạng.
Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận diện bệnh chàm da thông qua các dấu hiệu tương ứng với từng giai đoạn bệnh như sau:
- Giai đoạn hồng ban:
Đây là giai đoạn sớm của bệnh chàm mùa khô hanh. Lúc này trên da còn xuất hiện các vết ban đỏ nhưng có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Bệnh chàm da có thể khiến cho người bệnh và thầy thuốc nhầm lẫn với các bệnh khác, vì vậy dễ bị bỏ qua bệnh.
- Giai đoạn mụn nước:
Đối với giai đoạn mụn nước, giai đoạn này xuất hiện khi chàm da chuyển qua giai đoạn mụn nước với các biểu hiện cơ bản là mụn nước thường tập trung thành từng đám.
Mụn nước do chàm da có kích thước từ 1 đến 2 mm. Các mụn này xuất hiện đồng đều, phát triển đùn từ dưới lên hết lớp này đến lớp khác. Đối với mụn nước, mụn nước chàm sẽ tự vỡ và làm chảy dịch nhầy trên da. Ngoài ra, còn có thể kèm theo dấu hiệu bị phù ngoài da nếu như xuất hiện bội nhiễm.
- Giai đoạn đóng vảy tiết:
Giai đoạn này xuất hiện khi các tổn thương trên da bắt đầu bong da và trên da đã hình thành da non. Vảy đóng lại cho đến thời điểm da bong ra để tạo ra lớp da mới.
Đây là lúc thoái lui của bệnh chàm da và thời gian thoái lui bệnh tùy thuộc vào cơ địa cũng như việc chăm sóc da khi bị chàm của bạn.
- Giai đoạn Lichen hóa (hằn cổ trâu):
Một số trường hợp chàm da có thể nặng lên kèm theo các dấu hiệu bất thường gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ của da như da sẫm màu, tăng nhiễm cộm và bề mặt xù xì, thô ráp. Lúc này các hằn trên da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt. Vì vậy, chàm da cần được điều trị sớm giúp bảo vệ làn da.
Thông thường, dấu hiệu của bệnh chàm da sẽ phát triển theo 4 giai đoạn trên.
Vị trí thường gặp của bệnh chàm da như: Trên hai má, lan đến cằm, da đầu, lan đến trán. Tuy nhiên, chàm da không xuất hiện ở mắt, mũi,... Đối với một số trường hợp bị bệnh chàm da nặng có thể khiến chàm da lan rộng ra các vùng da khác như toàn bộ gương mặt và dưới cánh tay, khuỷu, da đầu, thân mình,...
Đặc biệt lưu ý khi chăm sóc chàm da và phân biệt chàm da ở trẻ nhỏ. Chàm da ở trẻ nhỏ và bệnh hăm tã hoàn toàn khác nhau mà cha mẹ có thể nhầm lẫn. Bản thân bệnh chàm da là bệnh không phát triển ở vùng tã lót hay vùng nách. Vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên các vùng da này phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Thời điểm mùa hanh khô đến, thời tiết ngày một khắc nghiệt hơn. Đây chính là nguyên nhân chính khiến bệnh chàm da xuất hiện, tiến triển nặng.
Khi có biểu hiện, dấu hiệu của bệnh chàm da, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám sớm để có phác đồ điều trị an toàn và cần có những giải pháp chăm sóc da hiệu quả.
Một vài lời khuyên giúp chăm sóc da mùa hanh khô:
- Giữ ấm cơ thể, cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dinh dưỡng.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa.
- Trẻ nhỏ cần uống nhiều nước, vệ sinh kỹ vùng mặt, miệng sau mỗi lần ăn hoặc bú sữa.
- Không nên mặc đồ quá chật bằng vải len, sợi tổng hợp.
- Tránh tác động tổn thương trên da như gãi, chà sát quá mạnh lên vùng da bị chàm.
- Không tự ý sử dụng thuốc trị chàm da tại nhà.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn