Chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà như thế nào?

09:41 | 04/05/2020;
Trẻ mắc hen phế quản ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị mà các bác sĩ đã đưa ra, cha mẹ cũng cần đặc biệt chú ý chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà.

Theo thống kê của Bộ Y tế, số trẻ em mắc hen suyễn tại Việt Nam ngày một tăng cao, thậm chí Việt Nam là quốc gia có số trẻ em mắc hen suyễn cao nhất Châu Á. 

Hen phế quản là một bệnh lý mãn tính đường hô hấp, tỷ lệ mắc hen phế quản ở trẻ em gấp đôi so với người lớn. Hen phế quản ở trẻ em không khó phát hiện nhưng trẻ thường được điều trị muộn, gây ảnh hưởng lớn sức khỏe của trẻ.

Để giúp trẻ phòng chống những cơn hen phế quản kịch phát cũng như giúp phòng bệnh được hiệu quả hơn, cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc trẻ mắc hen phế quản.

1. Chú ý theo dõi trẻ để phát hiện sớm cơn hen cấp

Việc phát hiện sớm cơn hen phế quản cấp tính cũng nằm trong những việc cha mẹ cần làm để chăm sóc trẻ mắc hen phế quản. Một số dấu hiệu gợi ý cơn hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi bao gồm: Ho, khò khè, khó thở, giảm hoạt động thế lực,… Khi thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần chăm sóc trẻ mắc hen phế quản một cách tích cực.

Trong quá trình chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà, cha mẹ cũng cần tự trang bị cho mình những kiến thức cũng như cách xử trí khi con lên cơn hen phế quản cấp tính. Các bước xử trí hen phế quản cấp tính cụ thể như sau:

- Khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn, cha mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi những tác nhân gây dị ứng cho trẻ đồng thời sử dụng thuốc để cắt cơn hen theo chỉ định.

- Đối với những trẻ không có thuốc điều trị tại nhà, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất. Đây là kiến thức cơ bản và cốt lõi mà người chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cần ghi nhớ.

Chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà như thế nào? - Ảnh 2.

2. Các biện pháp chăm sóc trẻ mắc hen phế quản để tránh tái phát

Một trong những vấn đề chăm sóc trẻ mắc hen phế quản mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm chính là đề phòng cơn hen tái phát cho trẻ. Để làm được điều này, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp sau đây:

Tránh cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên từ không khí cũng như môi trường xung quanh, tránh tối đa cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi trẻ sống để trẻ được sống trong môi trường thoáng đãng, sạch sẽ.

Thường xuyên giặt giũ khăn trải giường, chăn màn trẻ sử dụng để loại bỏ nấm mốc – nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng và hen phế quản ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng là một trong những biện pháp chăm sóc trẻ mắc hen phế quản. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phòng chống bệnh tật.

Chăm sóc trẻ mắc hen phế quản tại nhà như thế nào? - Ảnh 3.

3. Chăm sóc về vận động

Trẻ mắc hen suyễn hoàn toàn có thể lựa chọn những môn thể thao phù hợp để luyện tập, điều này giúp tăng cường sức đề kháng giúp trẻ phòng tránh bệnh hen suyễn hiệu quả. Điều mà những người chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cần lưu ý chính là lựa chọn môn thể thao yêu thích cho trẻ đồng thời giúp trẻ cảm thấy thoải mái nhất khi chơi để không làm kích thích cơn hen tái phát.

Một số môn thể thao mà cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ tập để chăm sóc trẻ mắc hen phế quản bao gồm: yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn, bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,…Tuy nhiên, người bệnh cần luyện tập với cường độ nhẹ, không nên luyện tập gắng sức.

4. Chăm sóc về dinh dưỡng

Ngoài việc chăm sóc về vận động, khi chăm sóc trẻ mắc hen phế quản cha mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề chăm sóc về dinh dưỡng cho trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em mắc bệnh hen có thể sử dụng mọi loại thực phẩm giống như các trẻ khác tuy nhiên cũng cần tránh những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn