Để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát, bước đầu tiên chính là đo trị số huyết áp. Dựa vào kết quả thăm khám đo huyết áp tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể kết luận bạn có bị tăng huyết áp hay không.
Sau khi đã xác nhận bệnh nhân bị cao huyết áp. Trong quá trình khai thác tiền sử bệnh lý, đánh giá triệu chứng, khám thực thể và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Nếu bệnh nhân có mắc kèm các căn bệnh khác, bác sĩ có cơ sở để nghi ngờ bệnh nhân bị tăng huyết áp thứ phát. Cùng tham khảo quy trình chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát có liên quan đến các căn bệnh phổ biến sau:
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn tắc nghẽn cơ học lặp đi lặp lại của đường hô hấp trên trong khi ngủ. Nó là 1 yếu tố nguy cơ độc lập của tăng huyết áp. Ít nhất một nửa số bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ bị tăng huyết áp.
Nếu bệnh nhân tăng huyết áp có các triệu chứng đi kèm như:
- Buồn ngủ vào ban ngày.
- Béo phì.
- Ngủ ngáy.
- Phù nề chi dưới.
- Nhức đầu vào buổi sáng.
- Thường tiểu đêm.
Thì bác sĩ cần nghiên cứu sâu hơn về giấc ngủ để đồng thời chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát và chứng ngưng thở khi ngủ. Từ đó xác định các biện phát can thiệp điều chỉnh chính xác.
Tăng aldosteron nguyên phát được định nghĩa là vỏ thượng thận sản xuất quá mức aldosterone so với cơ chế điều hòa thông thường của nó. Kết quả là việc giữ lại muối và nước dư thừa gây tăng huyết áp và hạ kali máu.
Khi bệnh nhân cao huyết áp ít đáp ứng với điều trị, kali máu hạ thấp (cho dù chỉ thấp một cách rất vừa phải) thì bác sĩ sẽ nghi ngờ nguyên nhân là cường aldosteron. Do đó, chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát cần được thực hiện để có kết luận chính xác nhất. Để khẳng định bệnh nhân có bị tăng aldosteron không, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm định lượng hóc môn renine hoạt huyết tương, aldosteron máu và xét nghiệm nước tiểu.
Bệnh nhu mô thận có thể là nguyên nhân hoặc hậu quả của tăng huyết áp. Tổn thương ở thận làm giảm khả năng bài tiết muối và chất lỏng dư thừa khiến huyết áp tăng cao. Huyết áp cao có thể làm xơ vữa động mạch thận, co hẹp mạch máu thận, thậm chí gây ra suy thận. Do đó, một vòng luẩn quẩn làm suy giảm chức năng thận và tăng huyết áp bắt đầu.
Khi bệnh nhân tăng huyết áp có tiền sử bệnh án suy thận, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch. Hoặc có kèm theo các dấu hiệu như:
- Phù nề.
- Tăng nồng độ nitơ urê và creatinin trong máu.
- Protein niệu
Thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm độ thanh thải creatinin và siêu âm thận để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát.
Sàng lọc chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát do thận hư sẽ dựa trên tình trạng mất chức năng vỏ thận (thể hiện bằng nồng độ creatinin huyết thanh tăng và độ thanh thải creatinin giảm). Mặc dù không thể biết được rối loạn chức năng thận là nguyên phát hay thứ phát sau tăng huyết áp. Nhưng nó vẫn có ý nghĩa lớn trong điều trị.
Tích cực điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân bệnh nhu mô thận có thể làm hạ huyết áp và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Điều trị sớm cao huyết áp có thể làm giảm tỷ lệ biến chứng thận lâu dài.
Có thể tìm hiểu thêm về Hội chứng thận hư là gì? Điều trị thận hư có khó không?
Hội chứng Cushing là tình trạng rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận, gây tăng mạn tính hormon glucocorticoid không kiểm soát được. Sự dư thừa hormon chuyển hóa muối nước mineralocorticoid của glucocorticoid có thể gây tăng huyết áp.
Khi bệnh nhân tăng huyết áp có kèm theo các triệu chứng như:
- Tăng cân, béo phì.
- Mệt mỏi.
- Suy nhược.
- Rậm lông.
- Vô kinh.
- Bướu ở lưng.
- Vân mạch tím.
- Hạ kali máu
Thì bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát có phải do hội chứng Cushing gây ra hay không. Chẩn đoán được kiểm tra tốt nhất bằng xét nghiệm ức chế dexamethasone.
Nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh tăng huyết áp. Ví dụ như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm cân, thuốc tránh thai, thuốc có chứa các chất kích thích,.....
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tăng huyết áp do ảnh hưởng của thuốc. Bác sĩ sẽ yêu cầu chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thứ phát bằng cách đo lại huyết áp sau khi ngưng thuốc một khoảng thời gian vừa đủ. Hoặc dùng thử thuốc nếu có thể.
Nguồn dịch tham khảo: https://www.aafp.org/afp/2003/0101/p67.html
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn