Chẩn đoán bệnh thuỷ đậu bằng phương pháp nào?

17:04 | 04/01/2021;
Chúng ta hoàn toàn có thể chẩn đoán thuỷ đậu thông qua các biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tuy nhiên, để chẩn đoán bệnh thuỷ đậu một cách chính xác, an toàn nhất tốt nhất nên tiến hành kiểm tra tại bệnh viện. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để phát hiện kịp thời và điều trị đúng bệnh.

Bất cứ ai cũng có thể bị thuỷ đậu một lần trong đời nếu chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Mặc dù trẻ em là đối tượng dễ bị virus thuỷ đậu tấn công nhưng người lớn lại là đối tượng dễ bị biến chứng.

Chẩn đoán bệnh thuỷ đậu chính xác, nhanh chóng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho từng bệnh nhân. Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ đậu thường được áp dụng.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ đậu

90% số ca thuỷ đậu xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi. 5% ca bệnh xuất hiện ở độ tuổi trên 15 và dưới 20. 5% số ca bệnh còn lại xuất hiện ở người trưởng thành. Nguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu là virus Varicella zoster.

Bệnh thủy đậu xuất hiện vào mọi thời điểm trong năm, nhưng phát triển mạnh và mùa đông và đầu xuân. Thuỷ đậu có những dấu hiệu đặc trưng riêng biệt, có thể tự chẩn đoán tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ đậu chuyên nghiệp sẽ đưa ra kết quả chính xác hơn.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ đậu và biến chứng cần lưu ý - Ảnh 1.

Chẩn đoán bệnh thuỷ đậu ở bà bầu giúp mẹ và bé an toàn, khỏe mạnh trong suốt thai kỳ - Ảnh: Internet

1. Chẩn đoán bệnh thuỷ đậu qua dấu hiệu lâm sàng

Một trong những căn cứ để chẩn đoán bệnh thuỷ đậu qua các dấu hiệu lâm sàng là chưa bao giờ mắc bệnh. Bệnh nhân chưa từng tiêm vaccine phòng bệnh và tiếp xúc với người bị thuỷ đậu trước đó 2 - 3 tuần.

Chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng toàn thân trước hoặc cùng lúc với phát ban. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu tiền triệu như: Nhức đầu, khó ở, sổ mũi, đau nhức ở thể. Ở trẻ em, tiền triệu có thể nhẹ hoặc không có, ở người lớn thường rõ ràng hơn.

Các triệu chứng toàn phát xuất hiện sau 24 - 36 giờ khi có tiền triệu với biểu hiện sốt vừa phải và phát ban. Vị trí nốt ban thường mọc ở đầu và mặt trước tiên. Sau đó lan rộng ra các chi và toàn cơ thể. Ban mọc ở vùng ít tỳ ép như liên bả, bên sườn, nách, kheo.

Nhiều trường hợp mọc dày đặc ở mặt và thân mình, ít hơn ở các chi. Hiếm khi xuất hiện ở bàn tay, bàn chân.

Ngoại ban có dạng vết chấm, sẩn khi mới xuất hiện. Sau đó sẩn phù và nhanh chóng phát triển thành mụn nước trong vòng 24 - 48 giờ. Nốt mụn hình giọt sương có thành mỏng, quầng viêm đỏ xung quanh, kèm theo ngứa.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ đậu và biến chứng cần lưu ý - Ảnh 2.

Xét nghiệm máu, chẩn đoán bệnh thuỷ đậu - Ảnh: Internet

Bên trong mụn chứa dịch vàng, trở nên lõm rốn. Nhanh chóng tạo thành mụn mủ trắng mịn. Hình thành vảy tiết màu đỏ nâu trong vòng 8 - 12 giờ. Mụn nước bong vảy sau 1 - 3 tuần, để lại vết hồng. Một số nốt có thể tạo thành sẹo lồi hoặc sẹo lõm.

Phát ban rải rác thành các đợt liên tiếp tạo thành các phần ban có dấu hiệu khác nhau như sẩn, mụn nước, mụn mủ, vảy tiết. Niêm mạc có mụn nước thường gặp ở vòm khẩu cái. Đôi khi xuất hiện ở niêm mạc mũi, màng tiếp hợp, hầu họng... Các nốt ban biến mất sau 6 - 8 ngày.

Bên cạnh việc chẩn đoán bệnh thuỷ đậu qua dấu hiệu đặc trưng còn có thể tiến hành cách xét nghiệm bạch cầu, kính phết tế bào hoặc nuôi cấy virus. Chẩn đoán bằng cách công thức máu bạch cầu bình thường hoặc giản, sinh hoá máu tăng men gan.

=>> Hiểu sai về thuỷ đậu dẫn đến sai lầm trong phòng tránh và điều trị gây hậu quả nghiêm trọng

2. Chẩn đoán xác định bệnh

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ đậu bằng cách xét nghiệm khá phổ biến. Một số xét nghiệm thuỷ đậu thường gặp như:

- Xét nghiệm dịch nốt phỏng PCR xác định ADN của Herpes zoster, Lam Tzanck Virus để tìm tế bào khổng lồ đa nhân.

- Xét nghiệm huyết thanh học để tìm kháng thể IgG và IgM trong máu. Sử dụng phương pháp miễn dịch phát quang tự động trên máy Liaison hoặc Elisa.

- Xét nghiệm PCR phát hiện sự có mặt của virus Varicella zoster trong máu. Phát hiện tăng hiệu giá kháng thể huyết thanh từ 2 - 4 lần so với trước đó.

Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán thuỷ đậu được áp dụng ở nhiều cơ sở khác nhau. Tuỳ thuộc vào đối tượng bệnh nhân các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thuỷ đậu và biến chứng cần lưu ý - Ảnh 3.

Phân biệt bệnh thuỷ đậu với Zona thần kinh - Ảnh: Internet

3. Chẩn đoán bệnh thuỷ đậu phân biệt

Trong quá trình chẩn đoán bệnh thuỷ đậu, các bác sĩ cũng cần so sánh với một số bệnh có biểu hiện tương tự.

- Phân biệt với bệnh tay chân miệng: Giữa thuỷ đậu và tay chân miệng có các biểu hiện tương tự như cùng gây ra phỏng nước ở niêm mạc. Tuy nhiên phỏng nước của tay chân miệng nhỏ hơn, chủ yếu phân bố ở ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân và mông.

- Phân biệt với Herpes simplex: Các loại bệnh do Virus Herpes gây ra đều có triệu chứng phỏng nước. Tuy nhiên vị trí các nốt mụn tập trung và vùng da chuyển tiếp niêm mạc quanh các hốc tự nhiên. Nó không phân bố toàn thân như thuỷ đậu.

- Phân biệt với pemphigus: Biểu hiện của bệnh này có triệu chứng rầm rộ hơn thuỷ đậu. Kích thước của các bóng mụn nước dễ thay đổi và thường rất lớn. Vị trí nhiễm bệnh tập trung ở thân trên, nếp gấp tứ chi và khu vực tiết mồ hôi. Bọng nước dễ vỡ gây bong tróc da, nhầy nhụa và đau dữ dội.

- Phân biệt với thủy đậu và Zona thần kinh: Zona thần kinh là bệnh do virus VZV tấn công cơ thể lần thứ hai. Bệnh thường xuất hiện ở những người đã từng bị thuỷ đậu. Biểu hiện của bệnh là phát ban, nổi mụn nước thành từng dải ở các khu vực thần kinh bì. Kèm theo triệu chứng rất đau, nóng rát, khó chịu.

=>> Tìm hiểu thêm về bệnh thủy đậu và zona thần kinh qua bài viết: Thủy đậu và zona thần kinh dễ gây nhầm lẫn, phân biệt bằng cách nào?

Biện pháp chẩn đoán chính xác bệnh thủy đậu giúp quá trình chữa trị bệnh thủy đậu diễn ra thuận lợi, không để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn