Ths Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết, bệnh suy giáp là một bệnh mà cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình phát triển của cơ thể, quá trính sửa chữa tế bào và quá trình chuyển hoá. Do vậy, những người suy giáp thường sẽ cảm thấy mệt mỏi, rụng tóc, tăng cân, cảm thấy lạnh, buồn rầu ủ rũ…
Bệnh suy giáp ảnh hưởng đếm 1-2% dân số trên toàn thế giới và phụ nữ bị ảnh hưởng bởi bệnh suy giáp cao gấp 10 lần nam giới. Thay đổi chế độ ăn không giúp chữa khỏi bệnh suy giáp nhưng phối hợp giữa dùng thuốc và chế độ ăn có thể giúp phục hồi chức năng tuyến giáp và hạn chế các triệu chứng.
Bệnh suy giáp là gì?
Ths Lưu Liên Hương chia sẻ, tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình cánh bướm nằm gần nền cổ. Tuyến giáp có chức năng sản xuất và lưu trữ hormone tuyến giáp và có ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể.
Khi tuyến giáp nhận được tín hiệu là hormone TSH (Hormone kích thích tuyến giáp) tiết ra từ tuyến yên, tuyến giáp sẽ giải phóng hormone tuyến giáp vào máu. Đôi khi, tuyến giáp sẽ không giải phóng hormone, kể cả khi có rất nhiều TSH được tiết ra. Tình trạng này được gọi là suy giáp nguyên phát và là dạng suy giáp phổ biến nhất.
Khoảng 90% số trường hợp suy giáp nguyên phát là do bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto – một bệnh tự miễn mà hệ miễn dịch sẽ tấn công tuyến giáp.
Các nguyên nhân khác gây suy giáp nguyên phát là thiếu i ốt, các rối loạn di truyền, sử dụng một số loại thuốc và phẫu thuật cắt tuyến giáp.
Trong các trường hợp khác, tuyến giáp không nhận đủ tín hiệu là hormone TSH. Tình trạng này xảy ra khi tuyến yên không hoạt động tốt và được gọi là suy giáp thứ phát.
Hormone tuyến giáp rất quan trọng. Chúng giúp kiểm soát sự tăng trưởng của cơ thế, quá trình sửa chữa tế bào và chuyển hoá năng lượng. Quá trình chuyển hoá năng lượng sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể và tỷ lệ đốt cháy calo. Đó là lý do vì sao những người bị suy giáp thường xuyên cảm thấy lạnh, mệt mỏi và dễ tăng cân.
Chất dinh dưỡng nào là quan trọng với hormone tuyến giáp?
Có nhiều chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để tối đa hoá sức khoẻ tuyến giáp.
I ốt
I ốt là chất khoáng quan trọng để sản xuất ra hormone tuyến giáp. Do đó. Những người thiếu I ốt dễ có nguy cơ bị suy giáp. Thiếu I ốt là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến gần 1/3 dân số thế giới. Nếu bạn bị thiếu I ốt, hãy cân nhắc sử dụng muối I ốt trong bữa ăn hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu I ốt hơn, ví dụ như rong biển, cá, chế phẩm từ sữa và trứng. Thực phẩm chức năng bổ sung I ốt là không cần thiết bởi bạn có thể bổ sung rất nhiều I ốt từ chế độ ăn hàng ngày. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, bổ sung quá nhiều I ốt có thể gây tổn thương tuyến giáp.
Selen
Selen có thể giúp kích hoạt các hormone tuyến giáp, do vậy, cơ thể có thể sử dụng lượng hormone này. Selen cũng có tính chống oxy hoá, do đó, selen có thể bảo vệ tuyến giáp không bị tổn thương bởi các gốc tự do.
Bổ sung các thực phẩm giàu selen vào chế độ ăn là một cách tốt để tăng lượng selen cho cơ thể. Các thực phẩm giàu selen bao gồm các loại hạt, cá ngừ, trứng và các loại đậu.
Tuy nhiên, bạn nên tránh bổ sung viên uống selen trừ khi bác sỹ chỉ định. Thực phẩm chức năng thường có hàm lượng selen cao. Quá nhiều selen có thể sẽ gây độc.
Kẽm
Kẽm có chức năng tương tự như selen: Giúp kích hoạt các hormone tuyến giáp.
Các nghiên cứu còn chứng minh rằng, kẽm có thể giúp cơ thể điều tiết TSH. Thiếu kẽm rất ít gặp ở các nước phát triển vì kẽm có rất nhiều trong các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị suy giáp, hãy đặt mục tiêu ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm hơn, ví dụ như hàu và các loại thực phẩm có vỏ cứng khác, như thịt bò và thịt gà.
Chất dinh dưỡng nào sẽ có hại?
Rất nhiều chất dinh dưỡng có thể sẽ gây hại đến sức khoẻ của những người bị suy giáp
Goitrogen
Goitrogen là các chất có thể làm cản trở hoạt động bình thường của tuyến giáp. Tên của các chất này bắt nguồn từ bệnh bướu cổ (goiter), xảy ra khi tuyến giáp bị sưng to vì suy giáp.
Điều đáng ngạc nhiên đó là có rất nhiều thực phẩm có chứa goitrogen, bao gồm:
Các thực phẩm họ đậu nành: Tào phớ, tempeh, đỗ tương Nhật Một số loại rau: Cải bắp, bông cải xanh, bông cải trắng, rau bina. Trái cây và các loại củ: Khoai lang, sắn, đào, dâu tây. Các loại hạt: kê, lạc, hạt thông.
Về lý thuyết, những người bị suy giáp nên tránh ăn các thực phẩm có chứa goitrogen. Tuy nhiên, goitrogen dường như chỉ gây ra vẫn đề ở những người bị thiếu I ốt hoặc khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu goitrogen.
Ngoài ra, nấu nướng có thể sẽ làm bất hoạt goitrogen. Một trường hợp ngoại lệ là kê ngọc trai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng kê ngọc trai có thể làm cản trở chức năng tuyến giáp, kể cả khi bạn không bị thiếu I ốt.
Các thực phẩm nên tránh
May mắn là bạn không phải tránh ăn quá nhiều loại thực phẩm nếu bạn bị suy giáp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm giàu goitrogen với lượng vừa phải và đã được nấu chín kỹ.
Bạn cũng nên tránh ăn các thực phẩm đã chế biến sẵn vì chúng thường chứa rất nhiều năng lượng. Điều này có thể là vấn đề nếu bạn bị suy giáp vì bạn sẽ rất dễ bị tăng cân.
Dưới đây là danh sách các thực phẩm và thực phẩm chức năng bạn nên tránh:
- Kê: tất cả các loại
- Các thực phẩm chế biến sẵn: xúc xích, bánh ngọt, bánh quy…
- Các thực phẩm chức năng: Bổ sung đủ selen và I ốt là rất quan trọng cho sức khoẻ của tuyến giáp. Nhưng ăn quá nhiều selen và I ốt có thể gây hại. Chỉ bổ sung selen và I ốt nếu có chỉ định của bác sỹ.
Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn có thể ăn với lượng vừa phải. Những thực phẩm này có chứa nhiều goitrogen và đã được chứng minh là có thể gây kích thích tuyến giáp nếu tiêu thụ với lượng quá nhiều:
- Các thực phẩm làm từ đậu nành: Tào phớ, tempeh, đậu tương Nhật, sữa đậu nành…
- Các loại rau cải: Bông cải xanh, rau bina, cải bắp…
- Một số loại trái cây: Đào, lê và dâu tây
- Các loại đồ uống: trà xanh, cà phê, rượu
Những thực phẩm nên ăn
Có rất nhiều thực phẩm tốt cho người bị suy giáp, bao gồm:
- Trứng: Ăn cả quả trứng là tốt nhất vì lòng đỏ trứng rất giàu I ốt và selen, trong khi lòng trắng lại rất giàu protein.
- Thịt: Tất cả các loại thịt, bao gồm thịt cừu, thịt lợn, thịt gà…
- Cá: Các loại cá biển: Cá hồi, cá ngừ, tôm…
- Rau: Tất cả các loại rau, riêng rau họ cải nên ăn với lượng vừa phải và nên nấu chín kỹ.
- Trái cây: Tất cả các loại trái cây khác những loại đã kể ở trên, bao gồm chuối, cam, cà chua… Các loại ngũ cốc và hạt không chứa gluten: Gạo, lúa mì, hạt quinoa, hạt chia, hạt lanh…
- Các chế phẩm từ sữa: Tất cả các chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, phô mai, sữa chua…
- Các loại đồ uống: Nước và các loại đồ uống không chứa caffeine
Những người bị suy giáp nên áp dụng chế độ ăn chủ yếu là rau xanh, trái cây và thịt nạc. Chế độ này chứa ít năng lượng và rất no, giúp họ dự phòng tình trạng tăng cân.
Các lưu ý để duy trì cân nặng khoẻ mạnh:
- Những người bị suy giáp rất dễ bị tăng cân do chuyển hoá chậm. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn duy trì cân nặng khoẻ mạnh:
- Nghỉ ngơi nhiều: cố gắng ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Ngủ ít hơn 7-8 tiếng có thể liên quan đến việc tích tụ mỡ, đặc biệt là quanh vùng bụng.
- Luyện tập việc ăn uống có kiểm soát: Chú ý đến những gì bạn ăn, tại sao bạn lại ăn và bạn ăn nhanh hay chậm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng viẹc này có thể giúp bạn giảm cân.
- Tập yoga hoặc thiền: Yoga hoặc thiền có thể giúp bạn giảm stress và cải thiện sức khoẻ nói chung. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga và thiền có thể giúp bạn duy trì cân nặng khoẻ mạnh.
- Cố gắng thực hiện chế độ ăn ít carb hoặc low carb: Ăn lượng carbohydrate với lượng ít hoặc vừa phải sẽ rất hiệu quả trong việc duy trì cân nặng khoẻ mạnh.
Tuy nhiên, tránh thực hiện chế độ ăn keto, bởi ăn quá ít carb có thể làm giảm lượng hormone tuyến giáp.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn