Nhiều nghiên cứu (1) về chế độ ăn đối được thực hiện nhằm tìm ra mối liên hệ giữa việc giảm nguy cơ mắc Covid-19 hay mức độ nghiêm trọng khi nhiễm bệnh.
Plant-Based Diet hay còn gọi là chế độ ăn dựa trên thực vật là một chế độ ăn dựa trên thành phần thực vật là nguyên liệu chủ yếu trong xuyên suốt các bữa ăn. Khi bạn bắt đầu chế độ ăn dựa trên thực vật, bạn sẽ tiêu thụ những loại thực phẩm tự nhiên từ thực vật như trái cây, rau xanh, ngũ cốc, chất béo lành mạnh đồng thời hạn chế một lượng lớn thịt, sữa, trứng, tinh bột xấu và đường ngọt.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO luôn khuyên mọi người rằng, cần có một chế độ ăn uống cân bằng giúp củng cố hệ thống miễn dịch, nhất là trong đại dịch Covid-19. Chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các thực phẩm tươi sạch, hạn chế thực phẩm đóng hộp - chế biến sẵn; tăng cường bổ sung vitamin từ rau xanh, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Đồng thời WHO cũng khuyến cáo mọi người cần tránh tiêu thụ các chất béo, đường và muối. Với thịt đỏ chỉ nên ăn 1 - 2 lần/tuần; thịt gia cầm từ 2 - 3 lần/tuần. Đồng thời bạn cũng không nên ăn quá 160gram thịt và đậu mỗi ngày.
Xem thêm:
Tinh bột là gì? Thế nào là tinh bột “tốt” và tinh bột “xấu”
Chất béo là gì? Chất béo có ở đâu, có nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng như thế nào?
Dựa theo nghiên cứu (2) về chế độ ăn dựa trên thực vật cho thấy, chế độ ăn này có lợi cho sức khỏe về mặt cân nặng, chuyển hóa năng lượng và giảm viêm nhiễm toàn thân. Những tác dụng này có thể hỗ trợ người ăn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nhiễm Covid-19.
Nói như vậy có nghĩa là cần phân biệt rõ chế độ ăn dựa trên thực vật với chế độ ăn thuần chay. Đặc biệt, chế độ ăn dựa trên thực vật không nhất thiết dẫn đến cải thiện hệ thống miễn dịch. Một người có thể theo một chế độ ăn uống dựa trên thực vật và có sức khỏe kém do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm thay thế có nguồn gốc thực vật và chất béo thực vật.
Chẳng hạn như bạn chủ yếu ăn thực phẩm chế biến sẵn, ít rau và trái cây và không bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu ví dụ như vitamin B12, chúng có thể làm mất tác dụng của chế độ ăn dựa trên thực vật.
Nói cách khác không có bằng chứng trực tiếp nào chứng minh mối liên hệ giữa chế độ ăn dựa trên thực vật hoặc thuần chay và việc bảo vệ khỏi COVID-19 hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
Có lẽ lời khuyên tốt nhất chỉ đơn giản là tuân theo các nguyên tắc chung về chế độ ăn uống: nghĩa là chúng ta nên ăn nhiều loại thực phẩm tươi mới, chủ yếu là rau, trái cây, đậu, hạt, hạt và ngũ cốc nguyên hạt, ít thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối và chất béo.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của chế độ ăn dựa trên thực vật và cách thức chúng có thể tác động tới việc giảm nguy cơ mắc Covid-19 hay không.
Một đánh giá trên British Journal of Nutrition (Tạp chí Dinh dưỡng Anh) cho thấy, những người có mức vi chất dinh dưỡng tối ưu có thể chống chịu tốt hơn với Covid-19. Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và khoáng chất mà cơ thể con người hấp thụ được từ các thực phẩm mà họ tiêu thụ.
Bằng cách chuyển sang chế độ ăn dựa trên thực vật với đa dạng trái cây, rau củ quả hơn, cơ thể bạn sẽ được bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để có hàng rào miễn dịch khỏe mạnh. Và điều này có thể làm tăng khả năng phục hồi của người bệnh khi nhiễm Covid-19.
Chế độ ăn dựa trên thực vật với trái cây, quả mọng, oliu hay các loại thực phẩm khác có thể giúp chống lại quá trình lão hóa và giảm viêm nhờ hoạt chất polyphenol có đặc tính chống oxy hóa cao.
Một nghiên cứu (3) đã chỉ ra rằng, việc căng thẳng quá mức có thể gây ra các tổn thương về phổi và rối loạn hồng cầu ở một số người bị Covid-19. Mặt khác, các chất chống oxy hóa có thể có tác dụng hỗ trợ điều trị.
Một trong những triệu chứng của Covid-19 mới được CDC cập nhật hiện nay đó là các vấn đề với đường tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy.
Chế độ ăn dựa trên thực vật có probiotics và prebiotics có thể giúp cải thiện chức năng miễn dịch ở những người bị nhiễm trùng do SARS-CoV-2. Cụ thể, chất xơ trong thực phẩm có nguồn prebiotis dồi dào giúp duy trì hệ lợi khuẩn trong đường ruột và giảm khả năng viêm nhiễm.
Một chế độ ăn dựa trên thực vật có thể giúp bạn tránh nguy cơ bị bị béo phì và các tình trạng sức khỏe khác có thể làm trầm trọng thêm nếu nhiễm Covid-19.
Nhiều nghiên cứu về Mối liên hệ giữa béo phì và nguy cơ mắc Covid-19 đã chỉ ra điều này.
Andrew Chan, MD, MPH , giáo sư y khoa tại Trường Y Harvard cho biết: "Có rất nhiều yếu tố có thể làm nền tảng của nguy cơ mắc Covid-19 ở một người nào đó. Có thể là việc họ tiếp xúc với virus hay tiếp xúc những người mang virus SARS-CoV-2. Những yếu tố khác như thói quen ăn uống cũng có thể góp phần vào việc DỰ ĐOÁN nguy cơ một người nào đó có thể bị nhiễm trùng hay dễ tiến triển bệnh nặng hơn nếu nhiễm Covid-19".
Ông cũng giải thích thêm: "Chế độ ăn uống là một yếu tố nguy cơ đối với nhiều bệnh khác nhau. Hiểu một cách đơn giản chính là tình trạng viêm nhiễm của cơ thể bị ảnh hưởng bởi quá trình trao đổi chất mà quá trình trao đổi chất lại bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống".
GS.Chan và nhóm của ông đã theo dõi hơn 500.000 người tham gia về kết quả xét nghiệm COVID-19 và các triệu chứng cùng với chất lượng chế độ ăn uống của họ, kiểm soát các yếu tố sức khỏe khác như tuổi tác, chỉ số khối cơ thể (BMI), mật độ dân số và tình trạng hút thuốc.
Nghiên cứu kết luận rằng những người có chất lượng chế độ ăn uống cao nhất có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn 10% và ít bị tiến triển nặng do nhiễm trùng hơn 40% so với những người có chất lượng chế độ ăn uống thấp nhất.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng, ngay cả khi các quy trình kiểm soát các yếu tố nguy cơ được áp dụng thì vẫn sẽ có những kết quả gây nhiễu. Và đây cũng chỉ là những kết quả bước đầu. Các nghiên cứu chỉ gợi ý rằng có mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và nguy cơ cụ thể phát triển các triệu chứng COVID-19 từ trung bình đến nghiêm trọng. Các nhà khoa học vẫn cần tìm hiểu thêm những bằng chứng khác để có thể đưa ra kết luận cuối cùng.
GS.Chan nhấn mạnh rằng, chế độ ăn uống không thể thay thế các biện pháp phòng ngừa Covid-19 khác như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và đặc biệt là tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19.
Nguồn dịch:
1. https://www.medicalnewstoday.com/articles/covid-and-veganism#Summary
2. https://www.verywellhealth.com/can-plant-based-diet-reduce-covid-19-risk-5201793
3. https://theconversation.com/does-a-plant-based-diet-really-help-beat-covid-19-162214
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn