Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì và nên tránh những thực phẩm nào?

13:15 | 26/11/2020;
Thời điểm thai nhi đã đến tháng thứ 9, khi mẹ bầu sắp sinh. Lúc này chế độ dinh dưỡng cho bà bầu vô cùng quan trọng. Vậy tháng cuối thai kỳ nên ăn gì, cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây!

Tháng 9 của thai kỳ, thời điểm mẹ bầu cần được thư giãn, nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Trong tam cá nguyệt thứ ba, chế độ ăn uống của mẹ bầu và lối sống gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.

1. Bà bầu tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Rất nhiều bà bầu lo lắng rằng không biết nên ăn gì trong tháng 9 của thai kỳ. Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì để bé tăng cân mà không lo bị béo phì trước sinh. Dưới đây sẽ là những gợi ý về lựa chọn thực phẩm cho mẹ bầu vào tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ:

Những thực phẩm đem lại tác dụng giúp bà bầu khỏe mạnh, em bé tăng cân chính là nhờ chất xơ. Chất xơ có trong rau tươi, trái cây, ngũ cốc, yến mạch hay bột mì và ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống.

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi:

Lựa chọn bổ sung cho bà bầu thực phẩm giàu canxi vô cùng cần thiết trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Lúc này, em bé đang lớn dần và canxi có tác dụng giúp trẻ phát triển xương chắc khoẻ.

Canxi có nhiều trong: Phô mai, sữa chua, đậu lăng, hạnh nhân, rau xanh,...

- Không quên bổ sung thực phẩm giàu sắt:

Thực tế, thiếu sắt đối với bà bầu là một vấn đề lớn. Đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Ngay cả thời điểm bạn uống thuốc bổ sung sắt thì bạn vẫn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa sắt cần thiết như: nho khô, bông cải xanh, thịt gà, đậu Hà Lan, quả mọng hoặc trứng, cá,...

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì và nên tránh những thực phẩm nào? - Ảnh 1.

Thiếu sắt đối với bà bầu là một vấn đề lớn, bà bầu có thể bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm khác nhau - Ảnh Internet

- Thực phẩm nhiều vitamin C:

Vitamin C không chỉ có tác dụng tốt cho bà bầu trong tháng cuối thai kỳ mà còn tốt cho làn da của mẹ bầu. Do đó, tháng cuối thai kỳ nên ăn gì thì lựa chọn không thể bỏ qua chính là những loại thực phẩm chứa vitamin C như cà chua, súp lơ, dâu tây, cam, ớt chuông hay bông cải xanh.

- Thực phẩm giàu axit folic:

Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển của em bé, đặc biệt là sự phát triển cột sống của em bé trước khi chào đời. Do đó, bổ sung axit folic là vô cùng cần thiết. Bạn có thể thêm các loại thực phẩm giúp cơ thể được cung cấp axit folic như đậu, rau lá xanh, đậu xanh trong bữa ăn hằng ngày vào tháng cuối thai kỳ.

- Bổ sung thực phẩm có vitamin A:

Vitamin A vô cùng cần thiết cho mắt của bé, vitamin A còn đem lại tác dụng giúp mắt mẹ bầu khỏe hơn. Thực phẩm giúp bà bầu cung cấp vitamin A tự nhiên có trong khoai lang, cà rốt, rau bina,...

Xây dựng chế độ dinh dưỡng bà bầu cuối thai kỳ là điều cần thiết. Một chế độ ăn uống cân bằng đem lại tác dụng giúp bà bầu ngăn ngừa các triệu chứng phổ biến khi mang thai như ợ nóng hoặc táo bón. Ngoài ra, điều này cũng đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

2. Bà bầu tháng cuối không nên ăn gì?

Ngoài nhóm thực phẩm có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi vào tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu cũng cần tránh một số loại thực phẩm sau:

- Bà bầu cần tránh sử dụng Caffeine:

Bản chất, caffeine rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi. Những trường hợp bắt buộc phải sử dụng hoặc sử dụng caffeine cần sử dụng đúng giới hạn tiêu thụ ở mức 200mg/ngày.

Lưu ý: Trong socola cũng có thể chứa caffeine, vì thế khi mang bầu phụ nữ nên hạn chế hoặc cắt giảm lượng tiêu thụ loại thực phẩm này.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì và nên tránh những thực phẩm nào? - Ảnh 2.

Bản chất, caffeine rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thai nhi, vì thế bà bầu cần tránh sử dụng các loại thực phẩm có chứa caffeine - Ảnh Internet

- Tuyệt đối không uống rượu:

Phụ nữ mang thai cần tránh rượu trong suốt thai kỳ để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

- Phô mai mềm:

Phô mai mềm cũng là thực phẩm mẹ bầu nên tránh vì phô mai mềm chưa được khử trùng có thể khiến bà bầu bị nhiễm khuẩn listeriotic. Đây là một bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm cho em bé. Vì vậy, thực đơn cho bà bầu tháng cuối nên tránh phô mai mềm.

- Tránh xa thuốc lá:

Thuốc lá có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, không chỉ cuối thai kỳ mà suốt thời kỳ mang thai bà bầu cần tránh xa thuốc lá dù trực tiếp hay gián tiếp hít phải khói thuốc lá đều gây hại cho cả mẹ và bé.

- Cá có hàm lượng thủy ngân cao là thực phẩm bà bầu tháng cuối không nên ăn:

Có một số lại thực phẩm như cá mập, cá cờ, cá kiếm đều có chứa một lượng lớn thủy ngân cao. Vì thế, những loại cá này có thể gây hại cho em bé. Do đó, phụ nữ mang thai không nên an các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao vào tháng cuối thai kỳ.

- Nói không với thịt sống:

Bà bầu cần từ chối những món ăn với thịt chưa được nấu chín. Vì những loại thịt chưa được nấu chín có thể khiến bà bầu nhiễm virus, vi khuẩn đi qua nhau thai và gây hại cho sức khỏe bé.

- Bà bầu tháng cuối không nên ăn gì, đồ ăn vặt là thực phẩm bà bầu nên tránh:

Những loại đồ ăn vặt, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh quy đều là kẹo có ít giá trị dinh dưỡng. Chưa kể, thức ăn nhanh còn chứa nhiều đường và chất béo. Nên bà bầu cần tránh đồ ăn vặt để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong tháng cuối thai kỳ tốt hơn.

Lời khuyên giúp bà bầu quản lý bữa ăn tốt hơn:

- Bà bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 hoặc 7 phần thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn như bình thường.

- Khi mang thai, bà bầu cần uống đủ nước.

- Để mẹ và bé khỏe mạnh, bà bầu nên ăn một số loại hạt và các loại trái cây hằng ngày.

Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, bà bầu cần thực hiện các bài tập như đi bộ, tập yoga nhằm đem lại hiệu quả phòng tránh các biến chứng và rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.

Nguồn tham khảo: https://parenting.firstcry.com/articles/ninth-month-pregnancy-diet-33-36-weeks/

https://www.healthline.com/health/pregnancy/third-trimester-developing-baby#staying-healthy


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn