Việc bệnh nhân ung thư cần kiêng khem một vài loại đồ ăn, thức uống. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân làm sụt cân, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam có rất nhiều bệnh nhân bị ung thư nhưng lại không nhận được chăm sóc đúng cách trong suốt cả quãng thời gian điều trị bệnh. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư.
Các nghiên cứu cho kết quả rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng so với ban đầu điều này đã làm rút ngắn đến 1/3 thời gian sống của người mắc bệnh ung thư. Tình trạng đa số xảy ra hiện nay chính là tình trạng suy kiệt cơ thể. Phản ứng này là phản ứng phụ của quá trình điều trị, tâm lý chán nản, lo lắng bệnh tật khiến cho cơ thể bị suy kiệt nhanh chóng.
Ngoài ra, khối u ung thư còn làm thay đổi các chuyển hóa bình thường của cơ thể, điều này giúp cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn với các tế bào, mô của cơ thể đã bị phá hủy bao gồm các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể theo được các liệu pháp điều trị do cân nặng, sức khỏe, thị lực của người bệnh bị suy giảm trầm trọng, nhanh chóng. Do đó điều này cũng gây ra những ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị làm giảm thời gian sống của người bệnh.
Có đến hơn 30% người bệnh bị ung thư chết vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì các khối u trong cơ thể phát triển. Điều này làm rõ tác động xấu của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến khả năng sức khỏe của người bệnh.
Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tốt có thể giúp người bệnh ung thư nhanh chóng ổn định sức khỏe. Dinh dưỡng có tác dụng nâng đỡ sức khỏe cho người bệnh để bệnh nhân ung thư có đủ sức để theo được các liệu pháp điều trị nặng nề.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư trước, trong và sau khi điều trị nhằm tăng cường hiệu quả thể lực, giúp bệnh nhân ung thư nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường thể lực.
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, thực phẩm đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng như: chất đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất - nước cho cơ thể.
Khi ăn nhiều cá, rau, ít thịt, sử dụng dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe chống lại ung thư. Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:
- Chất đạm:
Thịt giúp cơ thể cung cấp đầy đủ các loại acid amin thiết yếu. Điều này cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, do đó khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.
Sử dụng các loại thịt gia cầm cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn. Ngoài ra, có thể bổ sung cho cơ thể các nguồn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư khác như sắt, kẽm từ các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc hay các loại tôm, cua, hải sản,...
- Tinh bột:
Lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, khoai, củ,... nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn như đường đơn, điều này sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể. Ngoài ra, các chất phụ gia trong thực phẩm từ quá trình chế biến và bảo quản là nhân tố giúp các chất phụ gia sẽ làm tăng tỷ lệ bị bệnh ung thư.
- Chất béo:
Đây là chất có giá trị năng lượng cao giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Trong khi đó cơ thể cần một lượng lipid nhất định, hàm lượng acid béo không no không cao quá 50% tổng năng lượng. Vì vậy cần để ý khẩu phần ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng này đối với sức khỏe bệnh nhân ung thư.
- Các loại rau quả:
Sử dụng rau quả, lựa chọn các loại rau quả tươi sẽ giúp đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh và giúp hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến, sơ chế và bảo quản.
Rau quả đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cung cấp các loại vitamin cho cơ thể con người.
Dù trong quá trình điều trị bệnh nhưng bệnh nhân ung thư vẫn cần thay đổi khẩu vị, thực phẩm và đặc biệt là thịt hoặc các loại thực phẩm có hàm lượng cao dễ gây cho bệnh nhân ung thư cảm giác bị đắng miệng, có mùi tanh khó ăn. Thay đổi khẩu vị sẽ biến mất khi kết thúc quá trình điều trị của bệnh nhân.
- Bệnh nhân có thể súc miệng trước khi ăn, lựa chọn các loại trái cây có vị chua như cam, quýt,... ngoại trừ các bệnh có tổn thương họng, hầu họng hay ở miệng.
- Ăn nhiều bữa nhỏ.
- Ăn các loại thức ăn mềm.
- Không nên ăn nhiều đường.
- Không sử dụng đồ tráng miệng ướp lạnh.
- Nên vệ sinh răng miệng 4 lần mỗi ngày.
- Bệnh nhân ung thư không ăn các loại thực phẩm có vị cay nồng, cứng, góc cạnh gây tình trạng khó nuốt.
- Nên uống thừ 8 đến 12 ly nước mỗi ngày: Các loại nước bệnh nhân ung thư có thể uống như nước ép rau củ, nước ép hoa quả, sữa hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều nước và thường xuyên uống nước dù không khát. Lưu ý không nên hoặc nên hạn chế các loại thức uống chứa caffein.
Khi có một chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất dinh dưỡng và năng lượng quan trọng giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân bị ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng của mình.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn