10 mô hình “Địa chỉ tin cậy” gồm: Tân Sơn, Cấm Sơn, Phong Vân, Sơn Hải, Phú Nhuận, Hộ Đáp, Tân Lập, Đèo Gia, Phong Minh, Sa Lý.
Tại đây, các đội tham gia giao lưu đã trải qua 3 phần thi được thể hiện bằng hình thức sân khấu hóa. Phần chào hỏi, các đội giới thiệu về mô hình “Địa chỉ tin cậy” của xã mình, các thành viên của mô hình, các thành viên tham gia giao lưu, giới thiệu chức năng hoạt động, kết quả hoạt động của mô hình…
Phần thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, các đội sẽ trả lời 10 câu hỏi liên quan đến mô hình “Địa chỉ tin cậy”, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới… những tập tục văn hóa có hại, những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi… theo hình thức trắc nghiệm.
Phần thi kỹ năng tuyên truyền, các đội tham gia giao lưu bốc thăm tình huống do Ban Tổ chức chuẩn bị trước và định hướng nội dung. Các đội thể hiện các tiểu phẩm kịch, thơ, ca, hò, vè về nội dung phòng, chống bạo lực gia đình; vận động người dân thực hiện nghiêm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tiêu chí ứng xử, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, tôn vinh giá trị tốt đẹp gia đình Việt Nam.
Kết thúc giao lưu, Ban Tổ chức trao 2 giải A cho mô hình “Địa chỉ tin cậy” xã Tân Lập và Đèo Gia; 3 giải B xã Tân Sơn, Cấm Sơn, Sa Lý và 5 giải C cho các đội còn lại. Đây là cơ hội để các đơn vị chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, đề xuất những giải pháp để tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại địa phương.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn