Chiến lược duy trì tinh thần đối mặt với khủng hoảng
Bước thứ nhất: Hãy giao tiếp ngay với những đối tượng xung quanh bạn
Khi xảy ra khủng hoảng, bạn cần phải tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, người hâm mộ, người theo dõi bạn bạn sẽ luôn thấy là mình giao tiếp đúng hướng. Bạn cần liên tục cập nhật thông tin mới tích cực với đội nhóm nhân sự trong doanh nghiệp của mình. Để nắm được tư tưởng, tinh thần và trực tiếp hỗ trợ họ tốt hơn, có thể là truyền cho họ động lực giống bạn để vượt qua gian khó, có thể là kỹ năng hoặc là bất cứ điều gì để gia tăng sự gắn kết.
Việc giao tiếp với khách hàng cũng cần phải làm ngay, bạn hãy lắng nghe sự chia sẻ của họ, xem họ có ảnh hưởng gì không? Họ có giải pháp gì cho thời kỳ này hoặc là bạn có thể giúp đỡ gì cho họ? Tương tự như thế, các nhà cung cấp, các chuỗi cung ứng liên quan đến bạn cũng là những đối tượng bạn cần tập trung giao tiếp với họ. Một đối tượng nữa cần giao tiếp đó chính là network và cộng đồng của bạn. Việc giao tiếp này giúp cho mối quan hệ của bạn với cộng đồng thêm chặt chẽ, và sự thấu hiểu chuyện gì đang thực sự xảy ra.
Bước thứ 2: Hãy tích cực
Người Trung Quốc sử dụng 2 nét cọ để viết từ "khủng hoảng". Một nét cọ tượng trưng cho sự nguy hiểm và nét còn lại tượng trưng cho cơ hội. Trong một cuộc khủng hoẳng phải nhận thức được sự nguy hiểm nhưng cũng cần nhận ra cơ hội " – John F. Kenedy.
Một trong những lý do chúng ta cần tích cực và làm chủ tình huống đó là, nếu hoảng loạn sẽ chỉ có làm mọi thứ trở nên rắc rối và không bao giờ giải quyết được vấn đề. Là người khởi nghiệp, đặc biệt là nữ giới thì các bạn mạnh mẽ và bình tĩnh hơn nam giới. Chỉ cần trang bị thêm cho mình sự làm chủ với tư duy tích cực, bạn chắc chắn sẽ có giải pháp.
Lưu ý với những sản phẩm dịch vụ mang lại cho bạn lợi nhuận nho nhỏ từng giờ. Tại thời điểm này, khách hàng sẽ tiết kiệm tiền nên chúng ta cần trang bị cho mình và đội ngũ một chiến lược thích ứng bằng cách tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ có lợi nhuận ít hơn nhưng cung cấp được nhiều hơn cho nhiều người thì vẫn đảm bảo được doanh thu.
Đôi khi, bạn biết ít tin hơn lại tốt hơn cho bạn và đội ngũ của mình. Hãy trở thành người lãnh đạo dẫn dắt đội nhóm của mình vượt qua gian khó. Khủng hoảng không phải là vấn đề của riêng bạn, mà nó đã ảnh hưởng đến toàn cầu. Vấn đề lớn hơn ở đây là chúng ta nhìn nhận sự việc này như một cơ hội để thay đổi và phát triển thì sẽ mang lại cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp hơn.
Bước thứ 3: Hãy nhận biết các chu kỳ
Nền kinh tế của chúng ta vận hành theo quy luật của nó, cũng giống như quy luật của thiên nhiên, vũ trụ. Cứ mỗi 7-10 năm lại có một sự khủng hoảng. Là chủ doanh nghiệp, hãy luôn chuẩn bị cho mình một tinh thần để khả năng của mình lớn hơn khủng hoảng hay khó khăn. Nói cách khác đó là năng lực của mỗi chúng ta luôn lớn hơn thử thách, chứ không nên ước cuộc sống dễ dàng hơn. Rim John có câu nói rất hay: Đừng mong ước cuộc sống dễ dàng hơn mà hãy ước bạn giỏi hơn mỗi ngày".
Khi chúng ta nhận biết được chu kỳ sẽ giúp cho chúng ta có sự chuẩn bị để đối mặt với khủng hoảng một cách bình thản như những gì nó đã diễn ra để chuẩn bị cho vận hội mới lớn hơn.
Bước thứ 4: Cần phải thay đổi
Có một điều không bao giờ thay đổi trong cuộc sống của chúng ta đó chính là sự thay đổi. Là chủ doanh nghiệp, chúng ta luôn phải tiến về phía trước, đi đầu trong mọi xu hướng của thị trường, thì anh chị mới có cơ hội để kiếm được nhiều lợi nhuận hơn đối thủ cạnh tranh. Trong thời kỳ đại dịch, hãy nhìn lại doanh nghiệp của bạn về: Sản phẩm nào mang lại nhiều lợi nhuận nhất chúng ta tập trung vào đó.
Sản phẩm hoặc dịch vụ nào không có lợi nhuận hãy mạnh dạn cắt bỏ. Xem xét lại giá cả, cách thức giao hàng và đội ngũ nhân sự của chúng ta, thậm chí nhìn lại toàn bộ hoạt động doanh nghiệp của mình. Nếu cần thay đổi, hãy mạnh dạn phá vỡ nó. Bạn có nhớ câu chuyện quả trứng không? Nếu như nó tự vỡ thì con gà sẽ nở ra an toàn, nếu như nó bị lực từ bên ngoài vào thì có thể nó sẽ không còn an toàn nữa.
Chiến lược về Tài chính
Bước thứ 1: Hãy cắt giảm
Luôn nhớ rằng, là một doanh nghiệp khởi nghiệp, tiền mặt là vua. Đặc biệt khi thị trường sụt giảm và người tiêu dùng dừng chi tiêu thì bạn còn có bao nhiêu tiền trong két? Hãy cắt giảm chi tiêu cho những khoản không quá cần thiết, hoặc cắt giảm các chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong ngân sách của bạn. Hãy đàm phán ngay với các đối tác liên quan như: Thuê mặt bằng, giảm tiền lương của đội ngũ không trực tiếp, hoãn các khoản phúc lợi hoặc thưởng. Nhưng cần duy trì các chi phí bán hàng và tiếp thị.
Bước số 2: Gia hạn tín dụng
Lưu ý đáo hạn các khoản nợ khi ngân hàng đang hỗ trợ doanh nghiệp ở mức lãi suất thấp hơn. Mở thêm hạn mức tín dụng và thẻ tín dụng, bao gồm cả tín dụng cá nhân nếu bạn thấy đó là cần thiết để chuẩn bị cơ hội đầu tư của bạn nếu có - Huấn luyện doanh nghiệp Nancy Ngô Thị Bích Quyên cho hay.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn