Chiên rán làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím

15:00 | 25/03/2019;
Cà tím giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe, rất tốt cho cơ thể. Có nhiều cách để chế biến cà tím như: Om, xào, hấp... Nhưng khi ăn loại quả này, có một số điều cần chú ý bạn không thể bỏ qua.
Những người gặp vấn đề ở dạ dày
 
Cà tím là thực phẩm có tính lạnh vì vậy những người gặp vấn đề ở dạ dày thì không nên ăn nhiều, bởi vì sau khi ăn vào bạn sẽ cảm thấy dạ dày khó chịu, thậm chí còn gây ra tiêu chảy nặng.
qua01-1509532712678.jpg
Nếu người cao tuổi gặp vấn đề ở dạ dày thì tốt hơn là không nên ăn cà tím

Người bị bệnh thận

 
Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao.  Những người hen suyễn, bệnh về tỳ vị không nên ăn.
 
Bà bầu, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt
 
Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi, mặc dù cà tím có hàm lượng dinh dưỡng rất cao nhưng không phù hợp với phụ nữ mang thai. Vì cà tím có tính lạnh, phụ nữ mang thai sau khi ăn vào có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
 
Ngoài phụ nữ khi mang thai thì phụ nữ đến thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên ăn cà tím. Chúng ta đều biết rằng, phụ nữ không nên tiếp xúc, sử dụng những đồ lạnh trong kỳ kinh nguyệt, chẳng hạn như nước lạnh không thể chạm vào. Về ăn uống, thực phẩm lạnh như cà tím có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và đau bụng.
 
Những người mắc bệnh lao
 
Trên kiểm chứng lâm sàng, những người mắc bệnh lao không nên ăn cà tím, vì sau khi ăn xong có thể gây ngứa da, khó chịu và nổi ban trên toàn cơ thể. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
 
Những người thể trạng, thần kinh yếu
 
Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên. Cà tím còn là nguyên nhân gây cảm giác bất an đối với hệ thần kinh.
 
Bên cạnh đó, những người bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên…
 
Không nên kết hợp cà tím với cua
 
Cà tím và cua đều có tính lạnh, kết hợp cùng nhau sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc dẫn đến bị tiêu chảy nghiêm trọng. Nhất là với những người tỳ vị hư hàn.
 
Cà tím trở thành thuốc độc khi ăn sống
 
Trong cà tím sống có chứa một độc tố có tên là solanine (thường có trong khoai tây mọc mầm). Ngộ độc solanine chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt. Ảo giác, mất cảm giảc, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt cũng được đề cập trong các ca nguy cấp. Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong.
recipe_content_70191_item_1.jpg
Không ăn sống cà tím

Có nghiên cứu cho rằng, liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 đến 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanine cao.

 
Không nên gọt vỏ cà tím khi ăn
 
Vì vỏ cà tím có giá trị dinh dưỡng cao như vitamin B, C... Ngoài ra, khi gọt vỏ đi, cà tím sẽ bị oxy hóa bởi không khí dẫn đến thâm đen và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, không nên gọt vỏ cà tím.
 
Đồng thời, khi nấu, không nên nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao bởi ở nhiệt độ quá cao sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng: .
 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn