Theo Subhash Pandey, tác giả nghiên cứu chính, nhóm của ông đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR-dCas9 để điều khiển quá trình acetyl hóa và methyl hóa histone ở gene Arc trong mô hình chuột trưởng thành. Các quá trình này làm kích hoạt gene để "cài đặt lại nhà máy" của não bộ để đưa nó về hoạt động bình thường.
Quy trình sửa gene CRISPR-dCas9 gồm 3 bước chính nhằm chèn đoạn DNA mới thay cho đoạn lỗi đã được loại bỏ. Những con chuột trong thí nghiệm từng uống rượu ở độ tuổi teen, tương ứng với tuổi 10 đến 18 trong những năm đầu đời của con người. Kết quả, gene chỉnh sửa thúc đẩy quá trình acetyl hóa, quá trình nới lỏng chất nhiễm sắc và cho phép các yếu tố phiên mã liên kết với DNA, biểu hiện gene Arc trở nên bình thường hóa và các chỉ số về lo lắng và uống rượu giảm
Sự lo lắng được đo lường thông qua thử nghiệm hành vi, ghi lại hoạt động khám phá của những con chuột được đặt trong các thử nghiệm mê cung. Sự ưa thích đối với rượu được đo bằng cách theo dõi lượng chất lỏng tiêu thụ khi những con chuột được cho chọn hai chai bao gồm các tùy chọn như nước máy, nước đường và các nồng độ cồn khác nhau (3%, 7% và 9%). Hy vọng, nghiên cứu vào một ngày nào đó sẽ trở thành liệu pháp hiệu quả giảm tác hại từ chứng nghiện rượu ở tuổi vị thành niên.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn