Bệnh chốc lở do vi khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra. Những vùng da bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện những những mụn rộp đỏ, có bọng nước khi vỡ ra sẽ thành loét.
Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để hỗ trợ làm khô các mụn nước, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và quá trình lây lan của bệnh.
Nha đam được dùng nhiều trong làm đẹp nhờ có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nha đam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chốc lở nhờ thành phần glycoprotein. Chất này có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng, làm se lành tổn thương.
Theo một nghiên cứu năm 2005, chiết xuất lô hội trong cùng một loại kem với tinh dầu Neem có khả năng chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus (vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở) như một chất kháng khuẩn khi được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Cách sử dụng nha đam hỗ trợ điều trị chốc lở:
- Gọt bỏ vỏ ngoài nha đam, chỉ lấy phần gel bên trong rồi xay nhuyễn
- Bôi gel thu được lên bộ phận da bị chốc lở, nên bôi một lớp mỏng và để trong vòng 30 phút
- Cuối cùng, làm sạch với nước ấm
Sau khi ăn bưởi chúng ta thường vứt hạt và thấy chúng không hề có tác dụng gì. Nhưng loại hạt này có tác dụng hỗ trợ điều trị chốc lở rất hiệu quả. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy hạt bưởi có hoạt tính kháng khuẩn chống lại Staphylococcus.
Cách thực hiện:
- Bóc sạch lớp vỏ cứng, màu trắng bên ngoài của hạt bưởi
- Sau đó đem đốt thành than, tán nhuyễn cất vào hũ thuỷ tinh dùng dần. Lưu ý, trong quá trình đốt hạt bưởi các vật dụng phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Lấy một ít bột rắc nên vùng da bị chốc lở, nên duy trì mỗi ngày 2 lần đến khi bệnh cải thiện.
Từ xưa đến nay trà xanh được dùng rất nhiều để chữa các bệnh da liễu, nhiễm trùng nhờ có tính kháng khuẩn. Người bị chốc lở có thể dùng lá trà xanh làm khô các vết lở, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sử dụng trà xanh hỗ trợ điều chốc lở như sau:
- Lấy khoảng 100g lá trà xanh, đem vò nát rồi hãm với nước sôi
- Để nước nguội khoảng 45 đến 50 độ C, đem nước rửa các vùng da bị chốc lở. Thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Nghệ cũng được biết đến là loại củ có tính kháng khuẩn tốt, đặc biệt có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh chốc lở. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nghệ có thể chống lại Staphylococcus và Streptococcus, tốt hơn một số loại thảo mộc.
Cách làm:
- Các bạn có thể xay nhuyễn củ nghệ hoặc dùng tinh bột nghệ trộn đều với nước lọc.
- Bôi hỗn hợp nghệ lên vùng da bị chốc lở, nên bôi lượng nhỏ, mỏng đều lên da
- Giữ trong khoảng 10 đến 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Cũng như trà xanh và nghệ, mật ong có tính kháng khuẩn. Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm năm 2012 cho thấy, mật ong chống lại vi khuẩn Staphylococcus và Streptococcus khá tốt.
Cách dùng mật ong hỗ trợ điều trị chốc lở:
- Dùng trực tiếp mật ong thoa lên vùng da bị chốc lở trong 20 phút, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Ngoài ra, các bạn có thể kết hợp với hành hoa - có chứa nhiều Allicin – một chất kháng sinh hòa tan trong nước có khả năng diệt khuẩn mạnh, rửa sạch, đem giã nát hành hoa sau đó trộn với mật ong. Đem hỗn hợp này thoa lên da bị chốc lở trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Từ xưa, tỏi được dùng nhiều trong việc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và nấm. Tỏi có thể ngăn chặn cả hai chủng gây ra bệnh chốc lở. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi có một số hiệu quả chống lại Staphylococcus và các chủng Streptococcus.
Bạn có thể kết hợp tỏi với dầu vừng để làm giảm các triệu chứng, cụ thể:
- Giã nát một củ tỏi rồi trộn với 2 thìa dầu vừng đem sao chín
- Sau đó, để hỗn hợp nguội rồi lọc lấy nước bôi lên vùng da chốc lở
Lưu ý: Tỏi có tính kháng khuẩn mạnh, có thể gây kích ứng da nên tuyệt đối không dùng cho trẻ em. Những trường hợp da nhạy cảm nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Lá đào được biết đến với tác dụng làm giảm đau nhức, sưng ngứa, sát khuẩn rất tốt cho người bị bệnh chốc lở. Các bạn có thể dùng lá đào tươi để đun nước tắm hàng ngày. Sau khi tắm nước lá đào xong nên tráng lại với nước ấm để loại bỏ hết chất cặn và tinh bột từ lá đào bám dính trên da.
- Các bài thuốc dân gian trên chỉ là phương pháp hỗ trợ cải thiện và làm giảm các triệu chứng chốc lở, không thể thay thế bất kì chỉ định điều trị nào của bác sĩ.
- Các bài thuốc dân gian phát huy tác dụng chậm nên cần kiên trì áp dụng
- Trước khi áp dụng các phương pháp trên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu nhận thấy các triệu chứng nặng hơn hoặc gặp tình trạng kích ứng da, hãy ngừng sử dụng các biện pháp trên và thăm khám ngay.
- Khi sử dụng các nguyên liệu, phải đảm bảo tính an toàn, rõ nguồn gốc, thực hiện đúng kỹ thuật, không nên quá lạm dụng các biện pháp trên.
Trên đây là các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị bệnh chốc lở. Để bệnh nhanh khỏi, an toàn, tránh bị nhiễm trùng, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng giống chốc lở, hãy đến bệnh viện thăm khám và nghe theo các chỉ định của bác sĩ.
Nguồn tham khảo: Natural Remedies for Impetigo You Can Do at Home
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn