Chủ nhân giải Nobel Y sinh 2022: Phát triển phương pháp giúp tiết lộ nguồn gốc của loài người

19:51 | 05/10/2022;
GS Svante Pääbo, chủ nhân của Nobel Y sinh 2022, là người tiên phong phát triển các phương pháp phân tích ADN cổ đại giúp tiết lộ nguồn gốc của loài người.

Nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Pääbo được vinh danh với giải thưởng Nobel Y sinh 2022 nhờ những nghiên cứu tiên phong về tiến hóa. GS Svante Pääbo là Giám đốc Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa ở Leipzig, Đức.

Ủy ban Nobel cho biết, GS Pääbo đã hoàn thành một điều dường như không thể khi giải trình tự bộ gene của người Neanderthal đầu tiên và phát hiện ra rằng người Homo sapiens lai với người Neanderthal. 

Cụ thể, ông đã giải được trình tự gene của người Neanderthal, một phân loài của người cổ xưa từng sinh sống ở đại lục Á - Âu cho tới khoảng 40.000 năm trước. GS Svante Pääbo cũng đã công bố về một phát hiện gây chấn động về người Denisova, một nhóm người chưa từng được biết tới trước đây, thông qua giải trình tự ADN từ một xương ngón tay có niên đại 40.000 năm.

Đặc biệt, chủ nhân của giải Nobel Y sinh 2022 đã tìm thấy sự chuyển gene từ những nhóm người nguyên thủy này sang người Homo sapiens, sau khi họ di cư khỏi châu Phi cách đây khoảng 70.000 năm.

Trước khi người Homo sapiens (tổ tiên chúng ta ngày nay) ra đời, Trái đất có nhiều loài người cổ xưa, thậm chí có loài còn tiến hóa đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, Denisova và Neanderthal là hai loài người mà GS Svante Pääbo dày công nghiên cứu cũng như đạt được nhiều thành tựu dường như "bất khả thi". 

Vậy chân dung của 2 loài người gắn liền với thành tựu "bất khả thi" của GS Svante Pääbo như thế nào?

1. NGƯỜI DENISOVA 

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 1.

Hóa thạch của người Denisovia được tìm thấy chủ yếu ở trong các hang động ở Nga và Trung Quốc. Loài người này ước tính đã tuyệt chủng vào khoảng 30.000 năm trước. Người Denisova khá hoang dã và chủ yếu sống phụ thuộc vào săn bắn. Ảnh: Livescience

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 2.

Bản sao của một trong những chiếc răng hàm của người Denisova, được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học Tự nhiên ở Brussels, Bỉ. Theo khảo sát của Trung Quốc và một số nước lân cận, đặc điểm chiếc răng của người Denisova lại tồn tại ở hơn 40% người châu Á. Ảnh: Wikimedia Commons

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 3.

Người Denisova có hôn phối dị chủng của người Homo sapiens nên đã để lại nhiều dấu tích trong ADN của một số cộng đồng người hiện đại. Ảnh: Reuters

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 4.

Thậm chí người Denisova và người Neanderthal còn có hôn nhân khác loài với nhau. Trong hình ảnh phục dựng là Denny, một người lai giữa hai loài này. Denny được thừa hưởng bộ nhiễm sắc thể từ các tổ tiên người Neanderthal và Denisova. Ảnh: Pinterest

2. NGƯỜI NEANDERTHAL

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 5.

Người Neanderthal đã tuyệt chủng vào khoảng 30.000 - 50.000 năm trước, được coi là những người thợ săn giỏi và là khắc tinh của voi ma mút. Sau khi rời châu Phi, họ di chuyển đến châu Âu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, về mặt giải phẫu, cơ thể của người Neanderthal thậm chí còn thẳng và đẹp hơn người hiện đại. Ảnh: Bảo tàng Neanderthal

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 6.

So sánh hộp sọ của người Homo sapiens (trái) và người Neanderthal. Người Neanderthal cũng có gặp gỡ và có hôn phối khác loài với người Homo sapiens. Trên thực tế, nhiều người châu Âu, nhất là người Bắc Âu ngày nay vẫn còn mang 2% đặc điểm của Neanderthal ở trong ADN. Ảnh: fortinberrymurray.

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 7.

Người Neanderthal và Homo sapiens lai tạo trong suốt thiên niên kỷ cùng tồn tại. Đặc biệt, ở người hiện đại đến từ châu Âu hoặc châu Á, khoảng 1%-4% hệ gene có nguồn gốc đến từ người Neanderthal. Người được thừa hưởng một phần ADN của người Neanderthal sẽ có sự nhạy cảm đặc biệt và ngưỡng chịu đau thấp hơn mọi người. Điều này hoàn toàn không liên quan đến bản tính dũng cảm hay nhút nhát. Ảnh: TOM BJÖRKLUND

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 8.

Hình ảnh phục dựng của một người đàn ông và người phụ nữ Neanderthal. Ảnh: Newscientist

3. BỘ MÔN KHOA HỌC HOÀN TOÀN MỚI 

Theo Ủy ban Nobel, nghiên cứu của GS Svante Pääbo đã tạo ra một bộ môn khoa học hoàn toàn mới là paleogenomics, giúp tái tạo và phân tích thông tin bộ gene của các loài đã tuyệt chủng, đồng thời tạo ra hiểu biết mới trong lịch sử tiến hóa của loài người. Bằng cách tiết lộ những khác biệt về gene giữa tất cả con người ngày nay với những loài người đã tuyệt chủng, những phát hiện của ông đã cung cấp nền tảng để khám phá những điều gì khiến con người trở nên độc nhất vô nhị.

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 9.

Tiến sĩ Hugo Zeberg, nhà di truyền học tại Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển), cho biết: "Khi chúng tôi có một cuộc họp, ông ấy có thể truyền cảm hứng cho cả nhóm tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm cho đến tận khuya. Ông ấy là một đồng nghiệp tuyệt vời". Trong ảnh là GS Svante Pääbo. Ảnh: Viện Max Planck

Cận cảnh chân dung 2 loài người gắn với kỳ tích gần như không thể Nobel Y sinh 2022 - Ảnh 10.

Tiến sĩ David Reich, một nhà di truyền học về ADN cổ đại tại ĐH Harvard, chia sẻ về nghiên cứu của GS Pääbo: "Kết quả nghiên cứu không chỉ tạo ra một bản đồ mới về sự di cư của con người mà còn cung cấp bằng chứng về sự pha trộn đáng kể giữa các nhóm trong lịch sử loài người. Nghiên cứu đã thay đổi sâu sắc cách hiểu của nhiều người về lịch sử nhân loại". Ảnh: Nobelprize

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn