Chữa viêm xoang bằng tỏi có khỏi không?

13:32 | 24/05/2022;
Viêm xoang từ lâu đã được biết đến là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Nhiều biện pháp dân gian trong đó có cách chữa viêm xoang bằng tỏi, vậy chữa viêm xoang bằng tỏi có khỏi không?

1. Thành phần và công dụng của tỏi

Mặc dù tỏi được biết đến là gia vị sử dụng trong nhà bếp, nhưng công dụng có giá trị nhất của tỏi là một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Đã từ rất lâu, tỏi được sử dụng để chữa một số bệnh như cảm cúm, đau răng, đầy bụng, khó tiêu… Nguyên nhân là vì trong tỏi có chứa các hợp chất có công dụng chữa bệnh. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu thành phần và công dụng của tỏi.

- Tỏi có chứa một số hợp chất lưu huỳnh độc đáo bao gồm allicin làm cho tỏi trở thành một chất kháng sinh và chống viêm hiệu quả.

- Trong tỏi có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên là alliin và ajoene (là chất phá vỡ các vi khuẩn kháng thuốc, tạo điều kiện cho kháng sinh phát huy tác dụng) và các thành phần khác. Do đó, nó có tác dụng làm sạch vi khuẩn, nấm gây viêm.

- Khi được sử dụng như một phương pháp điều trị tại nhà, tỏi làm giảm sưng tấy ở mũi một cách tự nhiên, do đó tối đa hóa sự lưu thông của chất nhầy trong xoang và loại bỏ nhiễm trùng.

- Trong tỏi chứa vitamin C, khoáng chất, enzim và các hoạt chất khác có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống cúm.

Chữa viêm xoang bằng tỏi có khỏi không? - Ảnh 2.

Tỏi có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

- Ngoài ra, chất scordinin trong tỏi vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch, vừa giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào bất thường liên quan đến viêm xoang.

- Tỏi không chứa cholesterol và hầu như không có chất béo.

2. Cách chữa viêm xoang bằng tỏi có đúng không?

Có rất nhiều phương pháp tự nhiên hỗ trợ chữa viêm xoang. Lưu ý, cách chữa viêm xoang bằng tỏi chỉ là phương pháp hỗ trợ, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thận trọng khi áp dụng.

2.1. Xông hơi với tỏi

Thực hiện bằng cách đun sôi nước trong một cái nồi sâu trong vài phút. Thêm 3-4 vỏ tỏi đập dập vào. Sau đó, tắt lửa và hít hơi nước bằng cách trùm khăn hoặc vải lên đầu. Hít thở sâu và chậm.

Allicin và các hợp chất khác có trong tỏi giúp loại bỏ nhiễm trùng trong khi hơi nước giúp làm loãng chất nhầy và thông tắc nghẽn.

Chữa viêm xoang bằng tỏi có khỏi không? - Ảnh 3.

Không nên đưa sát mặt và mũi vào bát/nồi xông bởi có thể gây bỏng (Ảnh: Internet)

2.2. Ăn tỏi sống

Cách đơn giản nhất chữa viêm xoang là ăn tỏi hàng ngày. Mọi người thường phàn nàn về mùi của tỏi sống. Tuy nhiên, nhai một vài tép tỏi sống mỗi ngày không chỉ chữa khỏi viêm xoang mà còn giúp huyết áp được kiểm soát và giúp chống dị ứng.

Ngoài ra, có thể nghiền tỏi trong cối và chày rồi thêm muối và một chút dầu ô liu vào đó. Ăn một thìa hỗn hợp này trước bữa ăn trong một tuần để thoát khỏi nhiễm trùng.

2.3. Dùng nước tỏi pha với mật ong

Giã nhuyễn tỏi, lọc lấy nước và pha với mật ong theo tỉ lệ 1:2. Tiếp theo, vệ sinh mũi bằng nước muối pha loãng và lau khô mũi. Cuối cùng, dùng bông tăm nhúng vào dung dịch trên rồi thoa vào hốc mũi.

Chữa viêm xoang bằng tỏi có khỏi không? - Ảnh 4.

Tỏi và mật ong có thể giúp thông thoáng mũi, giảm tắc nghẽn (Ảnh: Internet)

Khi sử dụng ban đầu người bệnh sẽ có cảm giác rát và khó chịu ở mũi. Tuy nhiên, khi tinh chất đã ngấm vào, người bệnh sẽ cảm thấy thông thoáng mũi và dễ chịu hơn. Nếu kiên trì thực hiện, người bệnh sẽ thấy triệu chứng viêm xoang giảm bớt.

2.4. Dầu ô liu kết hợp với tỏi

Trộn 1 chén dầu ô liu với 3 muỗng canh tỏi đã nghiền nát vào chảo và đặt trên bếp. Đun nóng dầu trong 2 phút. Sau đó lọc dầu và bảo quản trong chai hoặc lọ kín.

Chữa viêm xoang bằng tỏi có khỏi không? - Ảnh 5.

Tỏi và dầu ô liu (Ảnh: Internet)

Bôi dầu này lên trán, ngực, cổ và mũi để giảm viêm xoang. Bôi thường xuyên loại dầu này giúp thông tắc và giảm tắc nghẽn. Loại dầu này không chỉ có công dụng chữa viêm xoang, trị ho, cảm mà còn là một cách làm đẹp da hiệu quả.

2.5. Tỏi kết hợp với nghệ

Lấy một cốc nước đổ vào nồi rồi thêm vào đó 3-4 tép tỏi đập dập và nửa thìa cà phê nghệ. Đun sôi thứ này trong vài phút rồi uống nóng. Cách kết hợp này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng xoang và giảm tái phát. Nghệ có tác dụng điều trị cảm lạnh, nhiễm trùng. Chất curcumin và các loại dầu có trong nghệ giúp ức chế tình trạng viêm, khi được trộn cùng với các đặc tính chống vi khuẩn của tỏi sẽ giúp giảm xoang.

Ngoài ra, những người nhạy cảm với mùi tỏi có thể sử dụng tỏi ngâm (ngâm giấm hoặc ngâm mật ong) để bớt được mùi hăng mà vẫn có thể phòng chống bệnh. Đối với người lớn thì có thể sử dụng tỏi ngâm rượu. Rượu tỏi cũng có tác dụng đáng kể làm thuyên giảm bệnh viêm xoang.

3. Một số lưu ý khi trị viêm xoang bằng tỏi

Mặc dù tỏi có chứa rất nhiều tác dụng đối với viêm xoang. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải chú ý những vấn đề sau:

- Tỏi chỉ có tác dụng khi người bệnh bị viêm xoang nhẹ, còn với trường hợp viêm xoang nặng nó chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc điều trị. Cho nên người bệnh không nên tự ý tăng liều vì không mang lại hiệu quả mà còn gây phản tác dụng ngược lại.

- Do cơ địa của từng người khác nhau nên có người trị viêm xoang bằng tỏi có hiệu quả, có người thì không. Vì vậy, nếu người bệnh cảm thấy trị xoang bằng tỏi không có tác dụng thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

- Nên cẩn trọng với việc chữa viêm xoang bằng tỏi khi dùng nước tỏi nhỏ trực tiếp vào mũi vì tỏi dễ gây kích ứng, gây phù nề niêm mạc mũi hoặc có thể gây viêm khiến bệnh trầm trọng hơn.

- Trước khi áp dụng trị viêm xoang bằng tỏi, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong các trường hợp sau:

Phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi

Người đang dùng các loại thuốc khác, những người có vấn đề về sức khỏe

Người chuẩn bị phẫu thuật, người đang dùng thuốc chống đông máu.

- Điều trị viêm xoang bằng tỏi cần phải có sự kiên trì và thực hiện đúng liều lượng mới mang lại kết quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải có chế độ ăn phù hợp, lành mạnh như:

- Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh có lợi cho sức khỏe.

- Nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

- Ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tránh bia rượu, ăn những thực phẩm cay nóng.

- Nên tập thể dục, vận động thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời cũng phải phân bố thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

- Nên đeo khẩu trang ở những nơi đông người, tránh xa ô nhiễm môi trường, bụi bẩn và luôn giữ ấm cơ thể.

Nguồn tham khảo:

1. 5 easy ways to use garlic for sinus relief

2. Will garlic help your congestion?

3. Garlic for Sinus Infections

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn