Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đối với việc hình thành và nuôi dưỡng nhân cách một con người, cũng như vị trí ưu tiên của các bậc phụ huynh khi bắt đầu hành trình chăm sóc, nuôi dạy con. Trong phần chia sẻ tại Hội thảo "Tương lai của nền học thuật vượt trội – Kết tinh di sản thế giới trong bối cảnh Việt Nam hiện đại" diễn ra vào ngày 23.04, Thạc sĩ Tâm lý Tú Anh đã đặt ra câu hỏi "Liệu những gì chúng ta đang cố ép con học hôm nay có còn hữu ích trong 10 năm tới?".
Thạc sĩ Tâm lý Tú Anh, Nhà chuyên môn Tâm lý trẻ em & Đào tạo phụ huynh
"Câu hỏi trên chính là điều mà chúng ta cần tự hỏi mỗi ngày, trước mỗi quyết định có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Khi còn nhỏ, con có gia đình là nơi xây dựng nền tảng, bắt đầu môi trường học hỏi về thế giới xung quanh. Khi lớn hơn, con có nhà trường, là môi trường quan trọng thứ hai, khi con dành phần lớn thời gian sinh hoạt, học tập và trưởng thành tại đây. Vì vậy, chọn lựa môi trường phù hợp chắc chắn là trăn trở của mọi cha mẹ. Đâu sẽ là nơi nuôi dưỡng con về tư duy và tâm hồn, để những gì con có được hôm nay vẫn luôn bên con dù tương lai thay đổi?"
Chúng ta dần quen với việc tham quan trường, tìm hiểu các phương pháp giáo dục, trò chuyện cùng đội ngũ chuyên môn, chỉ để đảm bảo rằng đây là môi trường nơi con thuộc về, là cộng đồng mà gia đình muốn cùng con góp mặt. Tuy nhiên, giữa vô vàn các lựa chọn, cha mẹ cần lưu ý gì để tìm được môi trường phù hợp, mang đến mọi điều tốt nhất cho con?
"Chúng ta cần xác định sự phù hợp ở đây là phù hợp với nhu cầu, với tâm tư và sự phát triển của con, và ba mẹ cùng nhà trường sẽ hợp tác chặt chẽ để tạo ra môi trường phù hợp nhằm khơi gợi niềm yêu thích học tập nơi con, để con cảm thấy an tâm và tự do khám phá mọi tiềm năng của mình mà không sợ bị la mắng, hay cản trở. Khi con có được niềm yêu thích trong học tập, con sẽ chủ động tìm tòi, hăng say học hỏi mà không chịu sự thúc ép của bất kỳ ai."
"Yêu thích học tập không đồng nghĩa với việc suốt ngày tập trung hí hoáy giải bài, đi học từ chính khóa đến ngoại khóa. Niềm yêu thích học tập có nghĩa là con nhìn thấy cơ hội thu nạp thông tin và kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Sự quan sát cộng với sự hiếu kỳ trước vạn vật thôi thúc con tìm hiểu về những vấn đề xung quanh mà con chưa biết đến. Một môi trường học thuật phù hợp sẽ tạo điều kiện không chỉ kích thích sự tò mò mà còn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, cho phép con chủ động tìm kiếm các câu trả lời về vấn đề mình đang quan tâm.", Thạc sĩ Tú Anh tiếp lời.
Đồng quan điểm với Thạc sĩ Tú Anh, bà Gwen Byrom – Giám đốc Chiến lược Giáo dục tại NLCS Quốc tế chia sẻ thêm.
"Để đạt được mong muốn nhìn thấy con thành công trong tương lai, các bậc phụ huynh cần nhận diện định nghĩa của "thành công". Dưới góc nhìn chuyên môn tại NLCS, một đứa trẻ thành công là một đứa trẻ hạnh phúc. Các con hạnh phúc với niềm yêu thích học tập qua từng khoảnh khắc tận hưởng tại trường, mang niềm hăng say về nhà và không ngừng khám phá mọi lúc mọi nơi. Để làm được điều này, gia đình và nhà trường cần gắn bó mật thiết, mang đến cho trẻ không chỉ một nền giáo dục học thuật vượt trội, mà cần phải có sự chăm sóc tận tâm, nuôi dưỡng hạnh phúc bên trong mỗi đứa trẻ. Trẻ cần được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa đa dạng nhằm phát triển toàn diện, và tìm thấy đam mê của chính mình. Không có rào cản trong giáo dục và tình yêu thương dành cho từng đứa trẻ."
Trong buổi Hội thảo này, các bậc phụ huynh đã có cơ hội lắng nghe chia sẻ và thảo luận cùng nhà sáng lập Hệ sinh thái Giáo dục Sáng tạo Embassy Education, đại diện trường North London Collegiate School (Anh Quốc), đại diện trường North London Collegiate School HCMC – Trường Tiểu học Việt Nam Tinh Hoa và Thạc sĩ Tâm lý Tú Anh.
Đại diện các đơn vị giáo dục có mặt trong buổi hội thảo cùng phụ huynh chia sẻ mối quan tâm về tương lai con bắt đầu từ giáo dục tinh hoa
"Tự hào mang tinh hoa giáo dục của ngôi trường học thuật danh giá tại Anh Quốc với hơn 170 năm lịch sử về Việt Nam, chúng tôi mong muốn mang đến sự chuẩn bị cho tương lai trẻ em Việt Nam trong kỷ nguyên mới thông qua chương trình giáo dục vượt trội, sự chăm sóc tận tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần, cũng như các hoạt động bồi dưỡng tiềm năng đa dạng.", Tiến sĩ Alan Phan – Tổng Hiệu trưởng trường NLCS HCMC cho biết.
"Giáo dục chính là xuất phát điểm để gieo hạt mầm sáng tạo, và hạt mầm này cần được nuôi dưỡng lâu dài để vươn lên một cách mạnh mẽ trong tương lai với cội rễ vững chắc. Mỗi đứa trẻ Việt Nam cần được giáo dục những giá trị Việt Nam, hiểu và yêu tiếng Việt, yêu văn hóa và nguồn cội nơi mình sinh ra và lớn lên. Hiểu được bản sắc văn hóa dân tộc giúp trẻ hiểu được bản sắc cá nhân, từ đó biết được giá trị của mình là ai trên hành trình khám phá cuộc sống." Ông Thanh Bùi chia sẻ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn