Cha mẹ phải giúp con hiểu, dù ly hôn nhưng cha mẹ vẫn yêu thương và quan tâm con như trước. |
- Lựa chọn thời điểm
Cha mẹ cần lựa chọn thời điểm nói với con khi đã chắc chắn về điều này. Cần cho con thấy sự xa cách này là điều bình thường và tất yếu. Bằng cách này, con sẽ học cách chấp nhận chứ không nghĩ tới cơ hội hàn gắn cho cha mẹ một cách vô ích.
- Nói rõ nguyên nhân
Nếu cha mẹ chưa chắc chắn về nguyên nhân của cuộc chia tay thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn, đôi khi là rắc rối. Bởi trẻ luôn có sẵn rất nhiều câu hỏi cho cha mẹ vì thế hãy đưa ra những thông tin hợp lý với con. Sẽ tốt hơn khi cả cha và mẹ cùng nói về cuộc chia tay với con.
- Lựa chọn ngôn ngữ
Nếu con quá nhỏ, bạn phải biến mọi thứ trở nên đơn giản và dùng cách giải thích dễ hiểu để nói với con. Nếu con bạn ở tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành, các chuyên gia khuyến khích bạn nên cung cấp đầy đủ các lý do về cuộc chia tay. Các bậc phụ huynh cần lưu ý về cách lựa chọn từ ngữ để nói chuyện với con.
- Không đổ lỗi
Tình hình sẽ không khá hơn khi bạn đổ lỗi sự tan vỡ cho bên này hay bên kia. Điều đó dễ khiến con có tâm lý thù địch với cha hoặc mẹ. Nếu trẻ có suy nghĩ mình là nguyên nhân khiến cha mẹ chia tay thì cha mẹ cần phân tích cho con hiểu bởi suy nghĩ này quá nguy hiểm.
- Tránh cuộc nói chuyện gián đoạn
Trước khi nói chuyện với con, hai bạn cần sắp xếp cẩn thận để cuộc nói chuyện không bị gián đoạn. Những cuộc gọi hay công việc nên để lúc khác và không nên rời khỏi phòng khi đang nói chuyện. Nếu câu chuyện bị dở dang, con bạn sẽ có nhiều suy nghĩ tồi tệ hơn.
- Thêm trợ giúp
Nếu cha mẹ cảm thấy không có khả năng để ứng phó với cuộc nói chuyện với con, bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ những người gần gũi với con nhất. Sự có mặt của người này có thể hỗ trợ tinh thần cho cả đôi bên.
- Để con thấy được yêu thương
Cha mẹ phải giúp con hiểu, dù ly hôn nhưng cha mẹ vẫn yêu thương và quan tâm con như trước.