Chuẩn bị thuốc giảm đau không kê đơn cho nghỉ lễ dài ngày cần lưu ý gì?

17:01 | 05/02/2024;
Có 2 nhóm thuốc giảm đau không kê đơn đó là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và paracetamol (Acetaminophen) sử dụng để giảm cơn đau từ nhẹ tới trung bình như đau đầu, đau răng, đau cơ hay các cơn đau do viêm.

Dù là thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn thì loại thuốc nào cũng đều có các tác dụng phụ không mong muốn cũng như chống chỉ định. Vì thế khi chuẩn bị sẵn hay uống thuốc giảm đau không kê đơn, người bệnh đều cần tham khảo và đọc kĩ nhãn hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh những tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi mua và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà.

1. Các loại thuốc giảm đau không kê đơn

Có 2 nhóm thuốc giảm đau không kê đơn đó là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và paracetamol (Acetaminophen) sử dụng để giảm cơn đau từ nhẹ tới trung bình như đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau cơ hay các cơn đau nhẹ do viêm khớp, đau do hội chứng tiền kinh nguyệt, hạ sốt.

Tuy nhiên acetaminophen không giúp giảm viêm nên những người có các tình trạng như viêm khớp hay bệnh gout thì nhóm thuốc NSAID có thể phù hợp hơn.

Chuẩn bị thuốc giảm đau không kê đơn cho nghỉ lễ dài ngày cần lưu ý gì?- Ảnh 1.

Dù là thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn thì loại thuốc nào cũng đều có các tác dụng phụ không mong muốn cũng như chống chỉ định (Ảnh: Internet)

1.1. Acetaminophen

Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không chứa opioid có tác dụng giúp giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình và giúp hạ sốt có liên quan tới đau lưng, đau đầu, đau cơ, đau răng, đau họng, đau do tiêm phòng,... Do không có tính chất chống viêm nên acetaminophen không giúp giảm viêm.

- Liều lượng

Acetaminophen thường có sẵn dưới dạng viên sủi, dạng lỏng, viên nén và viên nang với các nồng độ khác nhau.

Giới hạn tối đa một ngày là không quá 4.000 miligam (mg). Liều lượng có thể thay đổi với từng đối tượng khác nhau.

- Tác dụng phụ

Acetaminophen thường an toàn khi được sử dụng đúng cách. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm một số phản ứng dị ứng dẫn tới phát ban trên da.

Ở liều cao, acetaminophen có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng và thậm chí là tử vong. Nếu đang có các tình trạng như: mang thai hoặc cho con bú, các bệnh lý về gan hay đang sử dụng warfarin bạn cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt,m

Acetaminophen có thể dùng cùng các loại thuốc giảm đau khác chẳng hạn như ibuprofen. Thận trọng khi đang sử dụng thuốc có chứa acetaminophen khác để tránh quá liều.

1.2. Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID)

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) giúp điều trị đau, sốt và viêm. Phổ biến gồm có ibuprofen, aspirin và naproxen natri.

Chuẩn bị thuốc giảm đau không kê đơn cho nghỉ lễ dài ngày cần lưu ý gì?- Ảnh 2.

Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) giúp điều trị đau, sốt và viêm (Ảnh: Internet)

- Liều lượng

NSAID có sẵn ở dạng đường uống, viên nén, viên nang, dạng gel bôi. Dưới đây là bảng liều lượng khuyến nghị phổ biến của NSAID dạng viên, theo NIH Hoa Kỳ:

Loại thuốc NSAIDLiều lượng hoạt chất/1 viênLiều lượngGiới hạn tối đa/1 ngày
Ibuprofen200mg1–2 viên mỗi 4–6 giờ1,200 mg
Aspirin325mg1–2 viên mỗi 4 giờ,4,000 mg
hoặc 3 viên mỗi 6 giờ
Naproxen sodium220mg1–2 viên mỗi 8–12 giờ660 mg

- Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc NSAID có thể bao gồm:

+ Phản ứng dị ứng

+ Các tác dụng phụ tại đường tiêu hóa chẳng hạn như loét dạ dày

+ Suy giảm chức năng thận, tác dụng phụ này có thể gây nguy hiểm hơn ở người đang bị rối loạn/suy giảm chức năng thận

+ Tăng nguy cơ các biến cố tim mạch

+ Ức chế chức năng tiểu cầu (chỉ ảnh hưởng tới người có tiền sử rối loạn tiểu cầu hoặc loét dạ dày - tá tràng)

+ Nhiễm độc gan (hiếm gặp).

Ngoài ra, theo nghiên cứu mới thì thuốc NSAID có thể dẫn tới tăng huyết áp nên thuốc này có thể không phù hợp với những người bị huyết áp cao.

phụ nữ mang thai, đặc biệt là đang ở tam cá nguyệt thứ ba, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc nhóm NSAID.

Aspirin không phù hợp với người có bệnh lý về gan, thận, người có tiền sử chảy máu dạ dày - tá tràng hoặc đang có viêm loét đường tiêu hóa tiến triển. Ngoài ra, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho đối tượng người già và trẻ em dưới 16 tuổi vì có thể gây ra hội chứng Reye có thể gây tổn thương não, thận và gan nghiêm trọng.

1.3. Thuốc bôi giảm đau tại chỗ

Mọi người cũng có thể sử dụng thuốc bôi giảm đau không kê đơn dưới dạng gel, thuốc mỡ, thuốc xịt hoặc miếng dán. Loại thuốc này thường giúp giảm đau cơ và đau khớp.

Thuốc bôi giảm đau tại chỗ có thể chứa: NSAID, tinh dầu bạc hà, long não, capsaicin, lidocain,... Tùy từng tình trạng đau mà loại thuốc bôi giảm đau tại chỗ sẽ khác nhau. Thuốc bôi giảm đau cũng có thể gây dị ứng ở một số trường hợp vì thế nếu bạn có tiền sử dị ứng hay có bệnh về da, đang mang thai và cho con bú khi lựa chọn sản phẩm, cần đọc kỹ thành phần, hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Ngoài ra, không dùng thuốc bôi giảm đau tại chỗ không kê đơn trên vết thương hở và tránh để sản phẩm dính vào mắt, mũi, miệng hay các vùng da nhạy cảm khác.

Không sử dụng thuốc bôi giảm đau OTC trong thời gian dài mà không có sự giám sát của bác sĩ.

2. Câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn

- Có thuốc giảm đau OTC nào an toàn khi mang thai không?

Nếu biết cách sử dụng với liều lượng thích hợp, paracetamol là lựa chọn có tính an toàn cao và được khuyên là lựa chọn đầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn luôn nhấn mạnh rằng, phụ nữ mang thai trước khi sử dụng bất kì thuốc giảm đau không kê đơn nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ bởi bất kì một loại thuốc nào đều có những rủi ro nhất định.

Chẳng hạn như NSAID thường không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ ba, do tăng nguy cơ biến chứng ở trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị thuốc giảm đau không kê đơn cho nghỉ lễ dài ngày cần lưu ý gì?- Ảnh 3.

Thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau khi đang mang thai, cho con bú hay có các bệnh mãn tính sẵn có (Ảnh: Internet)

- Uống rượu sau khi uống thuốc giảm đau OTC có an toàn không?

Liều cao acetaminophen khi kết hợp với rượu có thể gây tổn thương gan và việc uống acetaminophen cùng 3 ly rượu trở lên mỗi ngày được cho là không an toàn. Theo NHS, sẽ an toàn nếu uống đúng lượng rượu khuyến nghị hàng ngày trong khi dùng thuốc giảm đau OTC như ibuprofen, aspirin, acetaminophen.

- Thuốc giảm đau OTC có gây đau dạ dày?

Câu trả lời là có thể. Một số nhóm thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen natri có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn đến đường tiêu hóa, cụ thể là kích ứng niêm mạc dạ dày, gây loét, chảy máu hay trầm trọng thêm các vết loét sẵn có.

Nếu cần sử dụng thuốc NSAID trên một tuần với liều dùng hàng ngày, hãy trao đôi với bác sĩ để được hướng dẫn cách giảm nhẹ tác dụng phụ của thuốc.

- Bị bệnh tim uống thuốc giảm đau OTC được không?

Người bệnh tim hoặc cao huyết áp luôn được khuyến nghị nói chuyện với bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là nhóm NSAID không chứa aspirin trong thời gian dài với liều cao - bởi chúng có thể cản trở công dụng làm loãng máu của aspirin và tăng nguy cơ xảy ra cơn tăng huyết áp, đột quỵ hoặc đau tim.

Ngoài bệnh tim và cao huyết áp thì người bị thận, suy tim hay xơ gan cũng không được khuyến nghị sử dụng các loại thuốc này.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn tại nhà cần thận trọng, đọc kĩ thành phần và hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều hoặc uống trong thời gian dài mà không tham vấn ý kiến bác sĩ. Bảo quản thuốc ngoài tầm với của trẻ nhỏ, giữ thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn