Chứng khoán tuần 21/10 - 25/10: Bức tranh kinh doanh quý 3 ảm đạm, VN-Index cần thêm động lực bứt phá

08:03 | 21/10/2024;
VN-Index "giằng co" quanh vùng 1.280 điểm; Loạt doanh nghiệp bị huỷ niêm yết; Lịch trả cổ tức; Dư nợ vay margin tăng vọt trong quý 3.

VN-Index "giằng co" quanh vùng 1.280 điểm

Thị trường chốt tuần tại 1.285,46 điểm sau diễn biến liên tục tăng/giảm qua các phiên tuần qua. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 211 mã giảm (3 mã "nằm sàn"), 157 mã tăng (2 mã "tăng trần") và 72 mã đi ngang. Nhóm VN30 "giằng co" với 13 mã giảm, 12 mã tăng và 5 mã đi ngang.Thanh khoản ở ngưỡng trung bình, quanh mốc 15.000 tỷ đồng.

Về nhóm ngành, độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với nhiều ngành giảm điểm, trong đó gồm: bất động sản, chứng khoán, bảo hiểm,…; ở chiều ngược lại, ngành bán lẻ - tiêu dùng giao dịch tích cực.

Nhóm cổ phiếu "trụ" đóng vai trò nâng đỡ thị trường giao dịch ở vùng 1.280 điểm, trong đó tập trung tại các ngành: ngân hàng, bất động sản, bán lẻ.

Nhóm cổ phiếu ảnh hưởng tới chỉ số tuần qua

Chứng khoán tuần 21/10 – 25/10: Bức tranh kinh doanh quý 3 ảm đạm, VN-Index cần thêm động lực bứt phá- Ảnh 1.

Nguồn: SSI iBoard

Trong đó nổi bật là STB (Sacombank, HOSE) khi phá đỉnh lịch sử, tăng tích cực trong suốt tuần qua.

Kế tiếp là VHM (Vinhomes, HOSE), MWG (Thế giới di động, HOSE), MSB (MSB, HOSE), EIB (Eximbank, HOSE), MBB (MBBank, HOSE), DXG (Bất động sản Đất Xanh, HOSE),…

Khối ngoại quay đầu, duy trì bàn ròng phiên thứ 6 liên tiếp, áp lực tập trung vào các mã: FUESSVFL, MSB (MSB, HOSE), VHM (Vinhomes, HOSE), VCI (Chứng khoán Vietcap, HOSE), CTG (ViettinBank, HOSE),… Ở chiều mua, nhóm nhà đầu tư này tập trung vào các mã MWG (Thế giới di động, HOSE), YEG, EIB (Eximbank, HOSE),…

Nhìn chung tuần qua, có những thời điểm, chỉ số VN-Index đã vượt 1.290 điểm song chốt phiên, chỉ số nhanh chóng về lại ngưỡng 1.280 điểm, thị trường đang trong giai đoạn tích luỹ. Dù đã vượt vùng hỗ trợ 1.270 – 1.275 điểm nhưng thanh khoản chưa bùng nổ.

Dư nợ vay margin quý 3/2024 phá đỉnh

Thị trường chứng khoán trải qua quý 3 không mấy tích cực khi diễn biến "rung lắc" và đi ngang liên tiếp duy trì xuyên suốt thời gian qua. Tuy nhiên, dư nợ cho vay ký quỹ (margin) tại các công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục tăng và phá đỉnh.

Cụ thể, vào cuối tháng 6, dư nợ margin tại các CTCK đạt gần 218.900 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử. Song, kết thúc 3 tháng quý 3, thông kê dư nợ margin trên 70 CTCK đã đạt hơn 235.000 tỷ đồng, thiết lập kỷ lục mới tại đây.

Hầu hết các CTCK lớn đều ghi nhận tăng trưởng dư nợ margin trong quý 3, trong đó, điển hình là LPBank tăng mạnh từ 504 tỷ đồng lên 3.0004 tỷ đồng. Ngoài ra là một số cái tên khác: TCBS đạt 25.483 tỷ đồng, Mirae Asset (MAS) tăng lên 19.291 tỷ đồng, Vietcap đạt mức 10.111 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, SSI, VNDirect, Maybank, BVS và MBS có sự giảm nhẹ.

Diễn biến này trong bối cảnh thị trường đang "kẹt" lại vùng 1.200 – 1.300 điểm, thiếu sự bứt phá tương xứng với tiềm năng được kỳ vọng.Tổng giá trị giao dịch bình quân trên ba sàn quý 3 giảm 26,5% so với quý trước, đạt 18.561 tỷ đồng/phiên.

Loạt cổ phiếu có tiếng bị hủy niêm yết

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã quyết định hủy niêm yết đối với cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG), hiệu lực từ 22/10/2024.

Trước đó, ngày giao dịch cuối cùng tại HOSE của DAG vào phiên 14/8/2024 khi bị đưa vào diện đình chỉ giao dịch vào ngày 15/8/2024.

Chứng khoán tuần 21/10 – 25/10: Bức tranh kinh doanh quý 3 ảm đạm, VN-Index cần thêm động lực bứt phá- Ảnh 2.

Cổ phiếu DAG lao dốc về 1.430 đồng/cp trước khi bị đình chỉ và hủy niêm yết tại sàn (Ảnh: SSI iBoard)

Lý do là vì DAG đã vi phạm nghiêm trọng trong công bố thông tin. HOSE cho rằng kể từ thời điểm bị đình chỉ giao dịch đến nay, các vi phạm công bố thông tin của Nhựa Đông Á chưa được khắc phục, có khả năng tiếp tục xảy ra và kéo dài, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.

2 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Nhựa Đông Á lao dốc. DAG lỗ 606 tỷ đồng vào năm 2023, lỗ gần 67 tỷ đồng vào nửa đầu năm nay.

Trong nửa đầu năm nay, loạt cổ phiếu có tên tuổi quan thuộc đã bị hủy niêm yết, nguyên nhân chủ yếu là do kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, vốn chủ sở hữu âm, lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ, vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính.

Như là cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico). Lý do, cổ phiếu này đã có 3 năm thua lỗ liên tục. Năm 2021 lỗ hơn 1.119 tỷ đồng, năm 2022 lỗ hơn 3.576 tỷ đồng, năm 2023 lỗ hơn 1.098 tỷ đồng.

Căn cứ tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, toàn bộ cổ phiếu HNG sẽ bị hủy niêm yết và giao dịch trên sàn UPCoM.

Tương tự, cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) cũng bị HOSE hủy niêm yết sau khi nhận được báo cáo tài chính kiểm toán riêng lẻ và hợp nhất năm 2023 của công ty.

Cổ phiếu SDT của CTCP Sông Đà 10 cũng bị hủy niêm yết trên HNX từ ngày 24/1 và hiện đang giao dịch trên UPCoM, do hoạt động kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp.

Lãi tăng gấp 103 lần, xây dựng HUD4 mới hoàn thành 34% kế hoạch

Theo công bố mới đây, CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD4 (HU4, UPCoM) đạt doanh thu thuần gần 102 tỷ đồng, tăng gấp gần 16 lần so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ mảng bất động sản. Trong đó, mảng xây lắp không thay đổi, tiếp tục "trắng" doanh thu như cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt hơn 7 tỷ đồng, tăng vọt 19,125% so với cùng kỳ.

Chứng khoán tuần 21/10 – 25/10: Bức tranh kinh doanh quý 3 ảm đạm, VN-Index cần thêm động lực bứt phá- Ảnh 3.

Diễn biến cố phiếu HU4 trong 6 tháng qua tại sàn (Ảnh: SSI iBoard)

Tổng 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp thu về 173 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế gần 9 tỷ đồng, tăng lần lượt gấp 14 lần và 103 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù có mức tăng trưởng "khủng" nhưng con số vẫn khá khiêm tốn, so với kế hoạch cả năm 2024, công ty mới hoàn thành được 14% doanh thu và 34% lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của HUD4 đạt 731 tỷ đồng, tăng nhẹ 1%. Trong đó, tiền mặt hơn 10 tỷ đồng, giảm 23%; các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh 122%, lên hơn 131 tỷ đồng, chủ yếu là khoản phải thu khác, từ 1,4 tỷ đồng vào đầu năm đã tăng lên hơn 66 tỷ đồng, tuy nhiên, doanh nghiệp không thuyết minh chi tiết về khoản này.

Nhận định và khuyến nghị

Ông Trương Thế Vinh, chuyên viên tư vấn, Chứng khoán Mirae Asset đánh giá, phần lớn các doanh nghiệp đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024, song, đa số các ngành lợi nhuận đang có dấu hiệu đi ngang, thậm chí giảm. Điều này đã phần nào tác động tới chỉ số và thanh khoản có phần "thất vọng" khi kỳ vọng về kết quả quá lớn, thị trường giao dịch với tâm lý dè chừng và thận trọng hơn.

Chứng khoán tuần 21/10 – 25/10: Bức tranh kinh doanh quý 3 ảm đạm, VN-Index cần thêm động lực bứt phá- Ảnh 4.

VN-Index cần thêm động lực để "thoát" khỏi vùng kháng cự 1.300 điểm

Mặc dù số liệu trên có thể không quá tiêu cực để thúc đẩy hoạt động bán tháo, nhưng cũng khó tạo ra động lực lớn để gia tăng dòng tiền mua vào.

Vì vậy, thị trường có thể sẽ phải chịu áp lực tích lũy đi ngang trong đầu tuần và cần thêm thông tin tích cực để dòng tiền mới kích hoạt trạng thái tăng điểm thay vì đi ngang như hiện tại.

Nhà đầu tư (NĐT) được khuyến nghị, cần theo dõi biến động tỷ giá, đây cũng là nguyên nhân cho động thái bán ròng tuần vừa rồi của khối ngoại khi tỷ giá tăng trở lại. Ngoài ra là các biến số tháng 10 từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, mức độ cắt giảm lãi suất của FED trong 2024, căng thẳng tại Trung Đông, tại bán đảo Triều Tiên,… có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của thị trường trong phiên.

Nhưng sẽ là cơ hội mua được giá thấp với nhóm cổ phiếu tiềm năng, có giá trị nội tại. Các cổ phiếu có thể xem xét: Thủy điện: REE (Cơ Điện Lạnh REE, HOSE); Bất động sản: DIG (DIC Group, HOSE), PDR (Bất động sản Phát Đạt, HOSE); Cao Su : GVR (Công nghiệp Cao su Việt Nam, HOSE)

Trong dài hạn, VN-Index vẫn đang có định giá hấp dẫn trong khu vực với các câu chuyện nâng hạng thị trường, chính sách nới lỏng tiền tệ.

Chứng khoán TPS cho biết, VN-Index vẫn chưa vượt qua được vùng kháng cự 1.300 điểm, áp lực bán duy trì, NĐT nên thận trọng hơn trong tuần tới và thực hiện chốt lời một phần, chờ mua ở vùng hỗ trợ thấp hơn. Nếu tích cực hơn, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng 1.300 điểm, lúc này NĐT có thể mua nhưng tránh mua đuổi nếu thanh khoản không cao.

Chứng khoán BSC nhận định, xu hướng đi ngang tịa 1.285 điểm vẫn chưa kết thúc, thị trường cần thêm tín hiệu từ kỹ thuật và lượng thanh khoản ủng hộ để xác định xu hướng.

Lịch trả cổ tức tuần này

Theo thống kê, có 12 doanh nghiệp chốt quyền cổ tức từ 21-25/10, trong đó, 8 doanh nghiệp trả bằng tiền mặt, 3 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu và 1 doanh nghiệp phát hành thêm.

Tỷ lệ cao nhất là 33%, thấp nhất là 5%.

3 doanh nghiệp trả bằng cổ phiếu:

CTCP Đầu tư TDG Global (SCI, HNX), ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/10, tỷ lệ 20%.

CTCP MHC (MHC, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/10, tỷ lệ 5%.

CTCP Đầu tư TDG Global (TDG, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/10, tỷ lệ 20%.

1 doanh nghiệp phát hành thêm:

CTCP Gemadept (GMD, HOSE), ngày giao dịch không hưởng quyền là 22/10, tỷ lệ 33%.

Lịch trả cổ tức bằng tiền

*Ngày GDKHQ: là ngày giao dịch mà người mua khi xác lập sở hữu cổ phiếu sẽ không được hưởng các quyền có liên quan như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm nhưng vẫn hưởng quyền tham dự đại hội cổ đông.

Sàn Ngày GDKHQ Ngày TH Tỷ lệ
VPH HOSE25/104/115%
CCLHOSE24/1025/115%
DNNUPCOM24/104/117%
DPRHOSE21/1020/1215%
TTTHNX21/1025/1120%
AVCUPCOM21/1031/1017%
VGCHOSE21/1014/1112,5%
MGGUPCOM21/1030/1015%

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn