Chụp ảnh phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục

13:41 | 16/02/2020;
Một nữ nhiếp ảnh gia ở Bournemouth (Anh) đã tạo ra dự án nhằm phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân trong các vụ tấn công tình dục.

Jayne Jackson, 39 tuổi, đã tạo ra một loạt các bức ảnh chân dung được chụp theo phong cách Mugshots (chụp phạm nhân). Trong mỗi bức ảnh, người phụ nữ hoặc đàn ông cầm một tấm biển ghi lại những lý do khác nhau, để phản ánh cách mà nạn nhân thường xuyên bị đổ lỗi dẫn tới bị tấn công tình dục. Các lý do bao gồm "Cho phép anh ta mua đồ uống", "Mặc đồ màu đỏ", "Thích được tán tỉnh", "Say mê", "Giữ bí mật", "Chạy bộ đeo tai nghe"…

Nữ nhiếp ảnh gia chụp ảnh phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục - Ảnh 1.

Trong mỗi bức ảnh, người phụ nữ hoặc đàn ông cầm một tấm biển ghi lại những lý do khác nhau, để phản ánh cách mà nạn nhân thường xuyên bị đổ lỗi dẫn tới bị tấn công tình dục

Jayne đặt tên cho sê-ri ảnh là "Asking for It" và tổ chức một buổi triển lãm tại trường đại học. Những người tham quan triển lãm được yêu cầu đưa ra "phán quyết" của riêng mình về bản án của những nạn nhân bị tấn công tình dục ghi trên những tấm biển trong các bức hình.

Nữ nhiếp ảnh gia chụp ảnh phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục - Ảnh 2.

Jayne nói với tờ The Independent rằng cô được truyền cảm hứng để bắt đầu dự án này sau khi đọc về cái chết của một phụ nữ trẻ và kẻ hiếp dâm cô ấy được tha bổng. Trong vụ án đó, người đàn ông 27 tuổi được miễn tội tại tòa sau khi các bồi thẩm đoàn được biết nạn nhân 17 tuổi của anh ta đã "mặc quần lót dây có ren phía trước".

Các cuộc biểu tình phản đối đã được tổ chức tại Anh sau đó. Một vụ án tương tự cũng đã từng xảy ra ở Cork, Ireland, trong đó một luật sư đã sử dụng quần lót do nạn nhân bị cưỡng hiếp lựa chọn để lập luận rằng cô ta đồng ý quan hệ tình dục. Ngay sau đó, hàng ngàn phụ nữ đã chia sẻ hình ảnh đồ lót của họ trên Twitter, với hashtag #this is not consent (đây là sự không đồng ý).

"Đồ lót của cô ấy đã bị giơ lên 3 lần ở phiên tòa để làm bằng chứng chống lại cô ấy. Đó thực sự là một mớ bòng bong mắc kẹt trong đầu tôi, tại sao họ lại làm như vậy?" - Jayne bày tỏ.

Nữ nhiếp ảnh gia chụp ảnh phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục - Ảnh 3.

Jayne Jackson cho rằng việc đổ lỗi cho nạn nhân là một trong những điều tai hại nhất mà mọi người làm đối với nạn nhân bị tấn công tình dục.

Nữ nhiếp ảnh gia chụp ảnh phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục - Ảnh 4.

"Họ đã tự trách mình. Vì vậy, đổ lỗi cho họ khiến nạn nhân không thể tiếp tục tiến lên và cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ" - Jayne cho rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề duy nhất đó là giáo dục.

Nữ nhiếp ảnh gia chụp ảnh phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục - Ảnh 5.

Một vài điều quan trọng để thử và hiểu cách bộ não của chúng ta phản ứng với chấn thương, tại sao chúng ta không thể chống trả hoặc tại sao chúng ta có thể nhớ các sự kiện một cách mạch lạc. Điều này không chỉ giúp xóa bỏ văn hóa đổ lỗi, mà còn trao quyền cho những người sống sót.

Nữ nhiếp ảnh gia chụp ảnh phản đối văn hóa đổ lỗi cho nạn nhân bị tấn công tình dục - Ảnh 6.

Jayne đã khởi động dự án này như là một phần của khóa học Thạc sĩ về Nhiếp ảnh thương mại tại Đại học Nghệ thuật Bournemouth.

Dự án này của Jayne là dành cho Tuần lễ nhận thức về lạm dụng tình dục và bạo lực tình dục vào tháng 2, song với tất cả các tin tức hiện tại xung quanh vấn đề này, mọi người đều cảm thấy như đã đến lúc để đối xử đúng đắn với các nạn nhân tấn công tình dục.

Theo số liệu thống kê của Home Office từ năm 2019 cho thấy, chỉ 1,7% các vụ hãm hiếp được báo cáo bị truy tố ở Anh và xứ Wales. Các nhà hoạt động cho biết các nạn nhân đã bị hệ thống tư pháp hình sự biến họ thành người thất bại, vì các thủ phạm được cho là của hơn 98% các vụ hãm hiếp đã được tha bổng.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn