Chuyên gia chỉ ra biểu hiện, triệu chứng và cách phòng ngừa cảm cúm ở trẻ nhỏ

14:41 | 21/10/2020;
Bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ lây qua đường hô hấp và có ảnh hưởng đến các nhóm tuổi này. Tuy nhiên, trẻ em dễ bị mắc cảm cúm hơn nhiều so với người lớn và những ảnh hưởng do cảm cúm gây ra cho trẻ nhỏ cũng nguy hiểm hơn.

Cảm cúm là một bệnh do virus gây ra, khả năng lây nhiễm cao với những triệu chứng bệnh khiến người bị cảm cúm khó chịu. Tuy nhiên, bệnh cảm cúm có thể gây ra một số nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường và khiến người bệnh, người chăm sóc cho người bệnh chủ quan.

Điều này vô cùng nguy hiểm vì cảm cúm có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe đặc biệt sức khỏe trẻ nhỏ.

1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu của cảm cúm ở trẻ em thông thường xuất hiện một số dấu hiệu như:

- Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi.

- Tình trạng chảy nước mũi của trẻ em có thể rõ ràng lúc đầu nhưng sau đó trở nên đặc hơn và biến màu thành màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Ngoài ra, cảm cúm còn gây ra một số dấu hiệu khác như: Sốt nhẹ khoảng 37,8 độ C, hắt hơi, ho, giảm sự thèm ăn, bị khó chịu, trẻ bị khó ngủ. Hệ thống miễn dịch của trẻ cần thời gian để chinh phục cảm cúm, nếu em bé có cảm cúm không có biến chứng, cần giải quyết bệnh từ 7 đến 10 ngày.

Thông thường, cảm cúm không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu hiểu rõ dấu hiệu, triệu chứng cảm cúm ở bé để tìm hướng điều trị bệnh nhanh chóng, đúng cách.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ: Chuyên gia chỉ ra biểu hiện, triệu chứng và cách phòng ngừa - Ảnh 2.

Trẻ bị cảm cúm xuất hiện nhiều dấu hiệu như sốt nhẹ, khó chịu khiến phụ huynh lo lắng - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở trẻ

Vì bệnh cảm cúm là bệnh có lây nhiễm qua đường hô hấp. Trẻ nhỏ bị cảm cúm thường mắc bệnh lâu, điều trị mất thời gian và có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng hơn.

Những nguyên nhân có thể gây ra bệnh cảm cúm ở trẻ:

- Lây nhiễm trực tiếp khi có người bị cảm cúm hắt hơi, ho khiến virus phát tán ra môi trường bên ngoài và hít phải virus trong không khí.

- Lây nhiễm gián tiếp qua các đồ dùng trong nhà. Virus cảm cúm có thể sống nhiều ngày trên bề mặt các vật dụng trong nhà như nắm khóa cửa, đồ chơi của trẻ.

Yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị cảm cúm:

- Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn mắc bệnh cảm cúm.

- Hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành, trẻ có nguy cơ bị cảm cúm cao.

- Tiếp xúc với trẻ khác ở nhà trẻ bị cảm cúm.

- Mùa thu, mùa đông không khí khô làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm ở trẻ em cao hơn.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ: Chuyên gia chỉ ra biểu hiện, triệu chứng và cách phòng ngừa - Ảnh 3.

Trẻ có thể bị cảm cúm do lây virus từ người bị cảm cúm xung quanh - Ảnh Internet

3. Biến chứng cảm cúm ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh cảm cúm không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà cảm cúm ở trẻ nhỏ còn có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

- Viêm nhiễm trùng tai, có khoảng 5 đến 15% trẻ bị cảm cúm phổ biến phát triển một nhiễm trùng tai. Nhiễm trùng tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.

- Gây ra hen suyễn ở trẻ khi trẻ thở khò khè.

- Cảm cúm thông thường nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến viêm xoang và nhiễm trùng xoang ở trẻ.

- Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp, viêm họng, viêm phổi, phế quản, thanh quản,...

Nguy hiểm nhất là có thể gây tử vong đối với trẻ mắc bệnh mạn tính.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ: Chuyên gia chỉ ra biểu hiện, triệu chứng và cách phòng ngừa - Ảnh 4.

Bệnh cảm cúm ở trẻ có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm - Ảnh Internet

4. Điều trị như thế nào khi trẻ bị cảm cúm?

Thực tế, không có cách chưa cảm cúm thông thường. Sử dụng kháng sinh để điều trị cảm cúm không chống lại virus cảm cúm. Do đó, việc tốt nhất trong quá trình điều trị cảm cúm ở trẻ nhỏ bằng cách giảm triệu chứng và khiến trẻ dễ chịu hơn khi bị cảm cúm.

Có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ điều trị cảm cúm đem lại tác dụng giảm triệu chứng cảm cúm ở trẻ.

Ngoài thuốc giảm triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra thì phụ huynh có thể chăm sóc sức khỏe của trẻ bằng các biện pháp chữa trị dân gian và cung cấp dinh dưỡng cho trẻ:

- Cung cấp chất lỏng cho trẻ, tránh tình trạng trẻ nhỏ bị cảm cúm bị mất nước.

- Nhỏ nước muối vào mũi để làm lỏng chất nhầy.

- Hút hỉ mũi của bé.

- Làm ẩm không khí.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ: Chuyên gia chỉ ra biểu hiện, triệu chứng và cách phòng ngừa - Ảnh 5.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ có thể sử dụng một số loại thuốc hoặc biện pháp giảm triệu chứng cảm cúm ở trẻ - Ảnh Internet

5. Những biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho trẻ

Tiêm vaccine phòng ngừa cảm cúm cho trẻ là điều cần thiết. Dù vaccine không đảm bảo hoàn toàn chống lại dịch, tuy nhiên nếu tiêm phòng cúm thì tỉ lệ nhiễm bệnh của trẻ sẽ ít hơn, nếu trẻ bị mắc cảm cúm, các triệu chứng cũng ít.

Lịch tiêm chủng ngừa cúm khoảng từ giữa tháng 11 hàng năm. Nên tiêm vaccine ngừa cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Vaccine đem lại hiệu quả giúp trẻ nhỏ được bảo vệ khỏi các loại virus gây ra cảm cúm mà các chuyên gia nghĩ rằng chúng sẽ xuất hiện trong mùa cúm sắp tới.

Ngoài ra, còn một số biện pháp khác giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi cảm cúm khác như:

- Tránh để bé tiếp xúc với người bị cúm.

- Hình thành thói quen rửa tay cho trẻ trước và sau khi ăn, khi đi vệ sinh,...

- Vệ sinh mũi cho trẻ.

- Thời tiết hanh, khô có thể sử dụng thêm máy bù ẩm để cung cấp độ ẩm cho trẻ giúp trẻ phòng ngừa cảm cúm.

- Cha mẹ cần làm sạch đồ chơi cho trẻ.

- Cho trẻ nghỉ học khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bị cảm cúm.

Hi vọng những thông tin về cảm cúm ở trẻ nhỏ trên đã giúp ích cho phụ huynh hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh cảm cúm cho trẻ để bảo vệ sức khỏe của trẻ trong mùa đông tới.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn