Bên cạnh bữa chính, bữa phụ cho trẻ ăn dặm rất cần thiết để giúp bé phát triển toàn diện, phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi hàng ngày. Vì vậy cha mẹ không nên bỏ qua việc bổ sung bữa phụ cho bé.
Theo Ths. Bs Lê Thị Hải - Nguyên Giám Đốc TT DD - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, trẻ từ 7 tháng tuổi trở đi, các mẹ có thể bổ sung cho trẻ các bữa ăn phụ bao gồm sữa chua, phomai, trái cây,...
Theo BS Lê Thị Hải, có 3 nguyên tắc cần đảm bảo khi bổ sung bữa phụ cho trẻ.
Bữa ăn phụ tùy thuộc vào số lượng và lứa tuổi của trẻ, không nhất thiết phải ăn đầy đủ hay quá cầu kỳ trong việc chế biến. Đối với những trẻ đủ cân nặng vẫn nên có bữa ăn phụ bởi vì độ tuổi này rất cần bổ sung vitamin và chất khoáng từ trái cây.
Những món ăn phụ có thể là hoa quả, bánh, sữa chua hoặc pho mai,… nhưng số lượng vẫn phải đủ cho một bữa ăn tùy theo lứa tuổi của con. Nếu trẻ trên 2 tuổi, ngoài uống sữa trẻ sẽ cần bổ sung những thực phẩm khác. Nếu trong trường hợp trẻ không ăn thức ăn bổ sung thì phải tìm những cách chế biến đa dạng để giúp trẻ có hứng thú hơn.
Nếu xảy ra các hiện tượng trên, mẹ không nên cho con ăn thực phẩm đó nữa. Bởi trẻ có thể bị đi ngoài nặng hơn, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Nếu thấy con có dấu hiệu trở nặng, cần đưa bé đến ngay các bệnh viện để khám chữa kịp thời.
Cha mẹ cần nhớ nguyên tắc là cho ăn giờ nào cũng được nhưng bữa chính tiếp theo đó không được gần với thời gian ăn bữa phụ. Nếu cho trẻ ăn bữa ăn phụ thì cần phải cách xa bữa chính ít nhất từ 1-1,5 tiếng sẽ giúp cho trẻ hấp thu bữa ăn chính tốt hơn.
Bữa ăn phụ cho trẻ thường là trái cây, sữa, pho mai nên lượng đường rất cao, điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy bị đầy bụng và không còn cảm giác thèm ăn bữa chính nữa.
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, đối với trẻ sơ sinh (tầm 6-7 tháng) nên cho con ăn bột gạo/ bữa phụ trước khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức để trẻ có thể ăn no trong 1 lần.
"Nhiều mẹ thường thắc mắc rằng, nếu như vậy bé sẽ bú ít hơn thì sao? Mục đích của việc bổ sung bữa phụ cho trẻ là để dần thay thế sữa mẹ và sữa công thức trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sở dĩ phải cho trẻ ăn bữa phụ trước là để liên tục duy trì cảm giác no và đói của con. Nếu bổ sung bữa phụ sau bữa chính là sữa, lúc này con vẫn chưa đói hẳn thì sẽ không có hứng thú với bữa phụ, nên sau khi ăn xong con sẽ không có cảm giác no. Sau khi bổ sung bữa phụ, không nên có những thay đổi về thời gian và số lần ăn của trẻ. Mẹ cũng không nên giảm bớt lượng sữa của con" - bác sĩ Hải cho biết.
Gia đình không nên lấy tình trạng ăn uống của những bé khác để so sánh với con mình. Ngược lại, theo chuyên gia dinh dưỡng, cần phải chú ý những điều sau:
- Quá trình ăn uống của trẻ dù thế nào cũng nên để con sẽ tự điều chỉnh lượng thức ăn mỗi ngày chứ không phải là sự khống chế tuyệt đối của người lớn. Khi ăn xong mẹ nên chú ý cảm giác bé có thoả mãn, no nê không để điều chỉnh lượng ăn của trẻ.
- Mẹ để ý phân của con có bình thường hay không? Nếu phân của con còn nguyên những hạt thức ăn thì phải chú ý chế biến thức ăn mịn hơn. Nếu lượng phân tăng nhiều thì phải chú ý giảm lượng thức ăn.
- Mẹ để ý con có tăng trưởng phát triển bình thưởng không để bổ sung dinh dưỡng trong thức ăn của trẻ.
- Tính chất bữa phụ phải phù hợp với năng lực nhai của trẻ, phải kết hợp với tinh và thô để kích thích khả năng nhai nuốt thức ăn của bé.
- Trẻ dưới 1 tuổi không uống sữa tươi, các thực phẩm chế biến từ sữa tươi, đậu nành, các chế phẩm từ đậu nành, lòng trắng trứng gà, các thực phẩm chứa lòng trắng trứng gà, hải sản, mật ong… Không được cho thêm gia vị với trẻ dưới 1 tuổi.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn