Khi trẻ bị cảm cúm, trẻ sẽ không cảm thấy thèm ăn uống. Nếu trẻ vẫn có thể ăn uống bình thường thì bệnh của trẻ không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ quá kén ăn thì cha mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm sau vừa giúp cung cấp đủ dinh dưỡng lại giúp trẻ ngon miệng.
- Sữa mẹ
Bổ sung sữa mẹ cho trẻ chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ vẫn đang bú sữa mẹ thì mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh cảm cúm.
Điều này giúp mẹ có thể cảm nhận được bé đang sốt hay gặp phải tình trạng nhiễm trùng hay không thông qua nước bọt của bé khi bé bú. Trong khi đó, thành phần của sữa mẹ tiết ra sau đó sẽ thay đổi gồm nhiều kháng thể hơn đem lại hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng và hạ sốt cho trẻ.
Ngoài ra, việc cho trẻ bú cũng đem lại sự thoải mái cho bé, đồng thời giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn khi bị bệnh.
- Cho trẻ ăn súp gà khi bị cảm cúm
Nếu bé đã có thể ăn được những dạng thức ăn dạng lỏng thì súp gà bổ sung thêm rau chính là một thực phẩm lý tưởng để cho trẻ ăn khi bé bị sốt. Các món ăn này cân bằng, đủ vitamin và khoáng chất, protein cần thiết cho trẻ khi trẻ bị ốm.
Kèm theo đó, trẻ nhỏ còn cần bổ sung thêm nhiều chất lỏng, chất điện giải cần thiết. Tình trạng sốt của bé xuất hiện do bệnh cảm cúm thì hơi nước từ các loại súp sẽ giúp bé giảm tình trạng tắc nghẽn mũi, đồng thời thịt gà có chứa một axit amin còn gọi là cysteine có tính chất chống lại virus và chống oxy hoá giúp kiểm soát cơn sốt ở bé tốt hơn.
- Súp nấm cũng là lựa chọn được chuyên gia khuyên mẹ nên dùng khi trẻ bị cảm cúm
Nấm có khả năng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, vì thế súp nấm nóng chính là thực phẩm có tác dụng tốt giúp hỗ trợ điều trị cho trẻ khi trẻ bị cảm cúm.
Tuy nhiên, súp nấm chỉ nên cho trẻ đã ăn hoặc trên một tuổi mới nên ăn loại súp này.
- Những loại hoa quả theo mùa và nước lọc
Mỗi mùa sẽ có nhiều loại hoa quả tốt cho sức khoẻ và giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Đây là loại thực phẩm chứa chất chống oxy hoá, nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng tốt hơn.
Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng cần được bổ sung nước lọc để làm lỏng chất nhầy trong mũi.
- Khoai tây nghiền và yến mạch
Khoai tây nghiền thơm ngon và giúp trẻ no bụng. Nhưng món ăn này chỉ nên cho bé ăn với bé từ 8 tháng tuổi trở lên.
Bột yến mạch có chứa nhiều vitamin E, chúng đem lại hiệu quả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, chúng còn chứa các chất chống oxy hoá, chất xơ beta-glucan giúp trẻ củng cố hệ miễn dịch.
Lưu ý khi chọn yến mạch, cha mẹ cần tránh chọn những loại yến mạch ăn liền đã qua chế biến mà nên lựa chọn các loại yến mạch nguyên hạt.
Trẻ bị cảm cúm, hệ tiêu hoá của trẻ khó có thể hoạt động tốt như bình thường. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ của trẻ khi trẻ bị cảm cúm thì phụ huynh cần lưu ý tránh một số loại thực phẩm dưới đây:
- Thức ăn cứng
Khi trẻ bị sốt, tình trạng nhiễm trùng cổ họng xảy ra. Điều này khiến cha mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn như bánh quy giòn, khoai tây chiên và các loại thực phẩm thô khác vì có thể làm kích thích cổ họng bé.
- Thực phẩm chế biến sẵn
Những loại thực phẩm này không chỉ chứa ít chất dinh dưỡng mà còn giàu chất béo bão hoà, đường, đồ ăn vặt không tốt cho hệ thống miễn dịch của bé chống lại sự nhiễm trùng gây sốt.
- Sữa và phô mai
Sữa và phô mai làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Điều này khiến bố mẹ hạn chế cho trẻ uống sữa khi đang mắc cúm để tránh tắc nghẽn ngực, nghẹt mũi và gây khó thở ở trẻ.
- Trẻ bị cảm cúm cần tránh xa thịt đỏ
Cha mẹ cần biết rằng, các loại thị đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt cừu,... đều rất khó tiêu hoá, điều này gây khó khăn cho hệ tiêu hoá của trẻ khi trẻ bị cảm cúm.
- Thực phẩm giàu protein cũng là thực phẩm khi trẻ bị cảm cúm không nên ăn
Thực phẩm giàu protein giúp cung cấp năng lượng nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu protein như cua, trứng, tôm, cá sẽ khiến cơ thể trẻ bị quá tải khi trẻ bị cảm cúm gây ra tác động không tốt đến việc hạ sốt và hồi phục sức khoẻ của trẻ.
- Tuyệt đối tránh xa đồ ăn nhanh và chiên rán
Đồ ăn nhanh, chiên rán vô cùng được ưa chuộng đối với trẻ nhỏ. Nhưng khi trẻ bị cảm cúm, cha mẹ tuyệt đối không nuông chiều trẻ cho trẻ ăn hai loại thực phẩm này. Thực phẩm chiên rán hay đồ ăn nhanh chứ nhiều chất béo khó tiêu, làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị đau bụng và bệnh cảm cúm trở nặng hơn.
- Đồ ngọt cũng được khuyên không nên ăn
Đồ ngọt khiến trẻ hấp thụ lượng đường cao và có thể gây ức chế hệ miễn dịch, gây viêm cho trẻ khi trẻ bị cảm cúm.
- Thức ăn có nhiều muối
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bị cảm cúm, trẻ nhỏ nên ăn ít các loại thức ăn chứa nhiều muối giúp bảo vệ họng.
- Đồ ăn lạnh
Trẻ bị cảm cúm nếu ăn đồ ăn lạnh sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, điều này càng gây ra nhiều khó khăn và bất lợi hơn đến việc hạ sốt của trẻ.
- Đồ uống có chứa caffein
Thực tế, trẻ nhỏ không uống trà và uống cà phê. Nhưng caffeine cũng chứa trong nước ngọt và nước ga. Không chỉ vậy chúng còn chứa nhiều đường và khiến cơ thể trẻ bị mất nước nếu uống các loại thức uống này.
Hi vọng hướng dẫn ăn uống cho trẻ bị cảm cúm ở trên có thể giúp phụ huynh tìm đúng thực đơn dinh dưỡng để đảm bảo dinh dưỡng và giúp trẻ giảm nhanh các triệu chứng. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ và giúp đẩy lùi bệnh cảm cúm.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn