Tài chính cá nhân là một phần quan trọng của cuộc sống. Các chuyên gia cho rằng, bạn càng làm tốt công tác quản lý tài chính thì bạn càng có nhiều lựa chọn tốt hơn trong cuộc sống tương lai. Làm thế nào để tối ưu hóa các chiến lược quản lý tài chính phụ thuộc vào từng độ tuổi.
Trang web CNBC Finance mới đây đã đăng tải một bài viết giới thiệu hướng dẫn cách tích lũy tài sản bằng cách thay đổi phương pháp 10 năm một lần từ 20 tuổi đến 60 tuổi.
Mike Lana Han (Carolyn McClanahan) là người sáng lập công ty tư vấn kế hoạch tài chính và là giám đốc tài chính của Caroline đã đưa ra khuyến nghị ở độ tuổi 20 cần làm là tạo quỹ khẩn cấp.
Nếu ở độ tuổi 20 bạn đang có công việc với thu nhập chỉ ở mức thấp và ổn định thì mục tiêu tiết kiệm của bạn là từ 3 đến 6 tháng chi tiêu cho quỹ khẩn cấp. Còn nếu là công việc không ổn định như bán hàng dựa trên hoa hồng thì bạn phải phấn đấu đạt 6 đến 12 tháng chi tiêu cho quỹ khẩn cấp.
Khi đáp ứng được tài khoản này, nếu vẫn còn tiền bạn nên mang đi đầu tư. Khoản đầu tư nên đa dạng, bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu. Vì lợi nhuận hàng năm của cổ phiếu là khoảng 7%, đây là một con số sau khi trừ đi tỉ lệ lạm phát. Một lãi suất cao hơn nhiều so với việc tiết kiệm tại ngân hàng hoặc giữ tiền mặt. "Bằng cách đầu tư này cứ sau 10 năm, số tiền tiết kiệm của bạn có khả năng tăng gấp đôi".
Quỹ khẩn cấp là số tiền mà mỗi người tiết kiệm chi phí sinh hoạt từ 3 đến 6 tháng để phòng trừ trường hợp như bệnh tật, thất nghiệp hay khủng hoảng kinh tế.
Ở độ tuổi 30 bạn bắt đầu phải nghĩ tới việc tạo tài khoản hưu trí rồi. Matt Aaron, người sáng lập và là nhà lập kế hoạch tài chính của Lux Wealth Planning có trụ sở tại Washington, DC cảnh báo rằng khi sự nghiệp đang phát triển, bạn đừng trở thành nạn nhân của "tiêu dùng nâng cao". Tức là tiêu tiền nhiều hơn số kiếm được.
Thay vào đó, hãy tăng đầu tư vào kế hoạch hưu trí. Số tiền tiết kiệm là 10% trong số thu nhập hàng tháng của bạn. Ở tuổi này bạn có thể suy nghĩ về việc mua một ngôi nhà, kết hôn hoặc sinh con. Đây chính là lúc bạn sử dụng số tiền đã bắt đầu đầu tư ở tuổi 20.
Nếu ở độ tuổi này, có ai đó sống bằng thu nhập của bạn, chẳng hạn như vợ/chồng hoặc con cái thì đây cũng là lúc bạn cần mua bảo hiểm nhân thọ.
Quỹ hưu trí là tên viết tắt của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, là quỹ tài chính để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
Ngoài ra, còn có quỹ hưu trí tự nguyện được hình thành từ phí hợp đồng bảo hiểm hưu trí của người được bảo hiểm.
Ở tuổi 40 bạn có thể đang ở đỉnh cao thu nhập. Thế nhưng, lúc này bạn vẫn có gánh nặng gia đình như con nhỏ, cha mẹ già phải phụng dưỡng. Số tiền sau khi trừ các khoản trên và cả khoản hưu trí thì vẫn cần đáp ứng ít nhất từ 15% đến 20% trên tổng thu nhập của bạn để đầu tư.
Vì đây cũng là thời điểm tốt để bạn kinh doanh tăng thêm các kênh thu nhập của mình. Bằng cách đầu tư ở các kênh khác nhau theo phương pháp "bỏ trứng nhiều rổ" sẽ giúp gia tăng thu nhập tốt nhất.
Thời điểm này bạn phải nghiêm túc xem xét số tiền thực sự cần khi mình nghỉ hưu và liệu số tiền đó có đủ để trang trải cho quãng thời gian bạn nghỉ hưu và có thể không còn làm việc được hay không.
Lúc này bạn đã có quỹ hưu trí ở tuổi 30 và đó là một nền tảng rất lớn cho tài chính của bạn. Ở tuổi 50, chuyên gia Mike Lana Han cho rằng bạn nên dành nhiều tiền hơn cho việc gửi vào quỹ hưu trí thay vì đầu tư tiếp tục.
Nếu có thể bạn nên thuê một người lập kế hoạch tài chính hoặc ít nhất là tìm một người lập kế hoạch tạm thời để giúp bạn có thể đạt được mục tiêu mong muốn.
Đánh giá tài sản và đảm bảo rằng lợi nhuận từ các khoản đầu tư khác nhau của bạn có thể đáp ứng chi phí hưu trí trong tương lai. Khi bạn đến tuổi nghỉ hưu, các chuyên gia thường khuyên bạn nên giảm các kênh đầu tư mang tính rủi ro cao, chẳng hạn như cổ phiếu.
Lúc này, bạn cần có chiến lược rút tiền gửi từ quỹ hưu trí. Song song với đó, bạn cần phân bổ các chiến lược đầu tư số tiền đang có của mình. Rủi ro đầu tư của bạn cần phải phù hợp với số tiền bạn sử dụng khi nghỉ hưu. Tốt nhất là bạn nên chọn các kênh đầu tư có tính rủi ro thấp như gửi ngân hàng, mua vàng, gửi tiết kiệm để đảm bảo tài khoản của bạn không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo aboluowang
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn