Tình trạng viêm loét dạ dày, viêm dạ dày cấp mãn tính đang ngày càng phổ biến do công việc, căng thẳng và chế độ ăn uống gây ra. Vào mùa Đông, chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều hơn, tiêu thụ các thực phẩm cay, nóng nhiều hơn, điều này càng khiến tỷ lệ mắc các bệnh dạ dày tăng cao vào mùa lạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc thực hiện chế độ ăn uống “giảm ăn 4 loại, tăng 2 thói quen” sẽ giúp khắc phục những vấn đề về dạ dày, đặc biệt vào mùa Đông
Thực tế, các bệnh dạ dày sẽ rất khó chữa và có thể người bệnh sẽ phải chịu suốt cả đời. Theo chuyên gia dinh dưỡng Wang Guizhen - Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Dinh dưỡng Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã có những lời khuyên chăm sóc dạ dày cho các bạn trong mùa đông này bằng công thức “giảm ăn 4 loại, tăng 2 thói quen” sau đây.
Vào mùa Đông, chúng ta sẽ có xu hướng ăn các món có nhiều gia vị cay, nóng để gia tăng cảm giác ngon miệng. Vị cay gây kích thích vị giác rất tốt, giúp bữa ăn trở nên ngon hơn. Tuy nhiên, nếu ăn cay quá mức sẽ vượt quá ngưỡng chịu đựng của dạ dày. Tiết ra dịch vị acid gây tổn thương và ăn mòn niêm mạc. Tình trạng kéo dài làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các bệnh ung thư thực quản, dạ dày.
Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn tẩm ướp trong thịt, nướng lẩu và các loại thực phẩm khác có chứa nhiều gia vị cay.
Theo rất nhiều nghiên cứu khoa học, ăn mặn chưa bao giờ là tốt đối với cơ thể chúng ta. Thường xuyên ăn mặn trên 10g mỗi ngày ( khuyến cáo là 5g) thì cơ thể sẽ mắc cách bệnh tim mạch, huyết áp. Tệ hơn nữa, những ai thường ăn mặn sẽ có nguy cơ ung thư dạ dày gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong muối cao sẽ làm giảm hiệu quả việc điều trị bệnh.
Trong số đó, thực phẩm chiên rán hầu hết không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Bởi vì các chất có trong dầu mỡ khó tiêu hóa, dạ dày phải tăng năng suất hoạt động lên nhiều lần mới “tống khứ” được phần năng lượng gây hại này. Cho nên, gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa sẽ tăng lên đáng kể, không những gây viêm loét dạ dày mà còn làm hỏng đường ruột.
“Ăn chín, uống sôi” là phương pháp an toàn để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân vi khuẩn từ thức ăn, đồ uống xâm nhập. Thế nhưng hiện nay, chúng ta lại có những món ăn nửa sống, nửa chín như thịt nướng, sashami, cá hồi… khiến các bạn trẻ thích thú. Đây là cơ hội để vi khuẩn xông vào hệ tiêu hóa và gây ra các chứng bệnh nhiễm trùng, viêm nhiễm trong dạ dày, kéo theo đó là những biến chứng khó lường.
Ông bà, cha mẹ đều dặn chúng ta ăn chậm, nhai kỹ, thật sự quá đúng trong mọi trường hợp. Khi miệng nhai chậm sẽ thấm đều các enzym tiêu hóa và đi từ từ xuống dạ dày. Ở đây sẽ tiết ra dịch vị acid làm mềm thức ăn, không còn hiện tượng tự “nhai” chính niêm mạc dạ dày của mình.
Tuy nhiên, bạn nên chú ý không ăn quá no, không ăn đồ cứng, có kích thước lớn để tránh việc dạ dày hoạt động quá sức.
Tập thể dục thường xuyên có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giảm stress do công việc, vì thế dạ dày sẽ dần trở lại khỏe mạnh. Nên chọn các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đá cầu… sẽ phù hợp với những người bị đau dạ dày cấp độ nặng. Tránh các bài tập nặng lên phần cơ bụng vì có thể gây tổn thương cho dạ dày, không nên tập sau khi ăn… Ngoài ra, việc tập thể dục vào mùa Đông cũng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, hô hấp, viêm phổi và sự tấn công của virus, vi khuẩn.
Chú ý ăn uống điều độ, tránh xa đồ ăn có hại, tăng cường luyện tập, ăn chậm nhai kỹ là những thói quen tốt giúp bảo vệ sức khỏe của bạn, đặc biệt vào mùa lạnh cơ thể thường xuyên phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường thể trạng, tránh được một số bệnh cảm cúm thông thường.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn