Theo một số người, phụ nữ thường là “nạn nhân” của hiện tượng mà các chuyên gia gọi là “sự mơ hồ tài chính”. Tức là người đó (vốn nắm vai trò quản lý chi tiêu trong gia đình) không biết những đồng tiền của mình đã được tiêu vào các khoản nào?
Đặc biệt, có những khảo sát cho thấy trung bình 1 người phụ nữ tốn khoảng 1 triệu đồng/tháng cho những “chi tiêu bí ẩn”. Gọi là “bí ẩn” vì họ không thể giải thích được số tiền đó biến đi đâu mất. Đó là hậu quả của việc chi tiêu tùy hứng và không ghi chép lại.
Hậu quả của những “chi tiêu bí ẩn” ấy là nguồn tiền có nguy cơ bị “thất thoát” mà không biết rõ lý do, cũng không thể tìm thấy các khoản mục đã chi tiêu.
Một trong những hậu quả nữa là không thể truy tìm ra người phải chịu trách nhiệm về các khoản chi tiêu “bí ẩn” nói trên. Điều đó không chỉ gây bất ổn cho tài chính gia đình, mà còn có thể dẫn tới những mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng.
Để hạn chế tình trạng này, chuyên gia tài chính gia đình khuyên, những người nắm giữ “tay hòm chìa khóa” đều phải đặt ra các mục tiêu cụ thể để định hướng việc chi tiêu:
Hãy viết ra những mục tiêu chi tiêu ngắn hạn (mua tivi, tủ lạnh, các thiết bị trong nhà, đi du lịch…) và mục tiêu dài hạn.
Hãy tính toán những thứ bạn cần chi và lên kế hoạch tiết kiệm hàng tháng. Tốt nhất, bạn nên mở 1 tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng để tiền tiết kiệm của mình tự sinh sôi nảy nở.
Hãy viết ra những mục tiêu chi tiêu ngắn hạn (mua tivi, tủ lạnh, các thiết bị trong nhà, đi du lịch…) và mục tiêu dài hạn.
Hãy tính toán những thứ bạn cần chi và lên kế hoạch tiết kiệm hàng tháng. Tốt nhất, bạn nên mở 1 tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng để tiền tiết kiệm của mình tự sinh sôi nảy nở.
“Kiểm soát chặt chẽ tiền bạc chưa chắc giúp bạn giàu lên nhanh chóng nhưng nó khiến bạn chủ động hơn trong cuộc sống. Bạn sẽ mua được những thứ mình cần ở một thời điểm định sẵn nhờ vào việc tính toán rõ ràng các khoản chi tiêu”, chuyên gia khuyến cáo.
Ghi lại các khoản chi phí cho sinh hoạt, mua sắm là điều hoàn toàn cần thiết nhưng dễ bị phụ nữ bỏ qua. Hãy ghi lại các khoản chi tiêu đó vào cuốn sổ nhỏ để theo dõi ngân sách gia đình và đối chiếu với các tháng khác. Từ đấy, bạn có thể tự mình đánh giá, xem các khoản chi tiêu nào là cần thiết, không cần thiết và đề ra biện pháp chi tiêu hợp lý hơn.
Nếu bạn ngại ghi chép, hãy sử dụng những phần mềm hỗ trợ cho việc quản lý chi tiêu. Nó có thể giúp bạn theo dõi tất cả các chi phí dù bạn đang ở bất kỳ đâu. Các biểu đồ cũng sẽ giúp bạn biết được mình đã chi bao nhiêu tiền vào khoản nào.
Bên cạnh đó, cần có biện pháp phân chia trách nhiệm trong quản lý tài chính giữa hai vợ chồng. Nghĩa là cả 2 vợ chồng đều cần có tiền riêng của mình nhằm chủ động những khoản mục chi tiêu theo từng mục đích riêng.
Tuy nhiên, cũng cần có tài khoản chung để đảm bảo sự thống nhất trong các mục đích chi tiêu, đặc biệt là đảm bảo các mục tiêu tài chính về lâu dài.
Sự chặt chẽ, khoa học trong quản lý chi tiêu của gia đình luôn đóng vai trò quan trọng. Vì thế, người nắm giữ “tay hòm chìa khóa” cần có những phương pháp phù hợp với cá tính, điều kiện riêng để đảm bảo “lỗ hổng” không xuất hiện một cách bất ngờ trong quá trình chi tiêu của mình.Tuy nhiên, cũng cần có tài khoản chung để đảm bảo sự thống nhất trong các mục đích chi tiêu, đặc biệt là đảm bảo các mục tiêu tài chính về lâu dài.