Có một câu nói rằng: "Suy nghĩ tạo nên hành động. Hành động tạo nên thói quen. Thói quen tạo nên tính cách. Tính cách tạo nên số phận". Những thói quen sẽ đi cùng trẻ suốt đời, và để giúp con phát triển những thói quen tốt không chỉ bằng lời nói suông mà còn cả hành động. Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, bởi vậy mọi hành vi của trẻ phần lớn học được từ người lớn.
Trên con đường phát triển của trẻ em sẽ xuất hiện rất nhiều vấn đề, cha mẹ nếu bỏ bê không hướng dẫn có thể dẫn đến khiếm khuyết tính cách. Biểu hiện bên ngoài là: Nổi loạn, cô đơn, bạo lực. Giáo sư Lý Mai Cẩn (Trung Quốc) từng bày tỏ: "Để con phát triển sự tự tin xuất sắc, tôi khuyên các bậc cha mẹ nên nói 4 câu với con trong 4 trường hợp này".
Đứa trẻ còn nhỏ, không thể giống như người lớn có thể kiểm soát cảm xúc. Khóc rõ ràng là cách tốt nhất để giải tỏa cảm xúc, mặt khác cũng muốn được cha mẹ an ủi. Tại thời điểm này nếu cha mẹ giận dữ, sử dụng giọng điệu nghiêm khắc để đe dọa con nín khóc chỉ càng làm con thấy ấm ức.
Bằng cách ngồi xuống với con, lắng nghe, tôn trọng là bạn đang báo hiệu với con rằng bạn đang rất đồng cảm và quan tâm đến trẻ. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta không nên yêu cầu một đứa trẻ ngừng khóc. Bố mẹ nên nói: "Chờ cho đến khi con bình tĩnh trở lại, mẹ sẽ giúp con giải quyết vấn đề".
Đa phần đứa trẻ khóc là do yêu cầu của riêng mình không được đáp ứng, có thể là đứa trẻ muốn ăn một cái gì đó mà bạn không hài lòng. Tại thời điểm này bạn không thể thỏa hiệp, nhưng chờ đợi cho đến khi tâm trạng của đứa trẻ ổn định và có thể giao tiếp, điều này có thể hình thành cho trẻ 1 thói quen tốt. (Bởi vì đứa trẻ biết khóc cũng vô ích).
Khi dạy con cái, cha mẹ thường nói "đừng đánh người khác", nhưng luôn luôn có một số trẻ nghịch ngợm, đôi khi không biết nặng nhẹ dẫn đến người khác tức giận, cuối cùng đánh nhau.
Khi một đứa trẻ đánh nhau với người khác hoặc bị đánh, bạn có thể nói với con: "Con không nên chủ động bắt nạt người khác, nhưng cũng đừng để người khác bắt nạt". Bởi vì đứa trẻ luôn bị bắt nạt sẽ trở nên hướng nội, thậm chí trở nên nhút nhát thiếu tự tin, và cha mẹ nói điều này với đứa trẻ, chắc chắn là một sự khuyến khích lớn để trẻ em lấy lại sự tự tin và can đảm.
Bạn bè đưa con đến nhà, đứa trẻ giành lấy đồ chơi của con mình, tại thời điểm này bạn sẽ khuyến khích con nhường nhịn. Bạn có bao giờ nghĩ rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của đứa trẻ? Con sẽ cảm thấy là mình không được tôn trọng, thậm chí sau này sẽ chủ động xa lánh cha mẹ.
Thay vì vậy, cha mẹ nên nói với con cái thế này: "Đồ đạc của riêng con, con có thể tự làm chủ, hai người có thể chơi với nhau" để cho trẻ em đưa ra lựa chọn. Hãy hỏi con bạn rằng chúng có muốn chơi chung với bạn, hay chia snack với em không. Nếu trẻ nói không, hãy giải thích vì sao trẻ nên sẵn sàng chia sẻ nhưng không ép buộc con.
Hãy chắc chắn rằng trẻ hiểu chia sẻ chỉ là tạm thời. Chia sẻ là cho phép một người bạn mượn đồ của mình. Nó chỉ kéo dài trong lúc chơi, và sau đó món đồ chơi sẽ quay trở lại thuộc sở hữu của con bạn.
Khi bạn ở nơi công cộng và thấy những người tốt bụng và chia sẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy. Nếu bạn ra ngoài cùng gia đình và con út của bạn chia sẻ thứ gì đó, hãy lấy nó làm ví dụ. Hãy chỉ nó cho những người bạn đi cùng và khen ngợi trẻ vì đã chia sẻ một cách công khai.
Đứa trẻ đang tỉ mỉ ngồi xếp các khối xây dựng thì tòa nhà bất ngờ sụp đổ. Trẻ tức giận, ném đồ chơi khắp nhà. Lúc này, điều cha mẹ cần làm không phải là chỉ trích con mà nên nói: "Muốn đạt được một điều tốt, con cần phải kiên nhẫn. Hãy cố thử thêm một lần nữa nhé" để cho đứa trẻ lấy lại sự tự tin và học cách kiên trì.
Cha mẹ có thể dạy cho con khả năng tự kiểm soát qua những thói quen hằng ngày như chờ cơm, chơi cờ, chờ đến lượt khi xếp hàng, hoàn thành bài tập hoặc việc nhà mới được giải trí. Hãy lùi lại phía sau để con tự lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những việc chúng có thể đảm nhiệm như mặc quần áo thế nào, tự xoay xở với việc làm bài tập hoặc phải làm gì nếu quên cặp sách, tài liệu ở trường, đến trường như thế nào để không muộn giờ...
Mỗi khi con gặp khó khăn hay thất bại, hãy ngồi cạnh con, lắng nghe câu chuyện của chúng, chia sẻ các cảm xúc, giúp con giải tỏa tiêu cực, nói cho chúng bạn cũng đã trải qua điều tương tự như thế nào và bạn đã vượt qua ra sao.
"Thất bại là một phần cần thiết của quá trình học hỏi, mà muốn học, bạn phải tự mình làm. Đa số mọi người đều làm hỏng cái gì ở một thời điểm nào đó nhưng người biết đứng lên và tiếp tục chính là người cuối cùng sẽ thành công" - nhà giáo Esther Wojcicki chia sẻ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn