“Mỗi ngày tôi đều xì hơi rất nhiều lần, ở nơi đông người hoặc là khi bị căng thẳng thì mùi hôi của việc xì vô cùng nặng, điều này khiến tôi vô cùng xấu hổ”, Lưu Tình chia sẻ với bác sĩ Doãn Nham, Khoa y học tâm lý của Bệnh viện thứ 7 thành phố Hàng Châu.
Kể từ năm 14 tuổi, Lưu Tình thường xuyên xì hơi. Vì điều này mà Lưu Tình từ một cô bé hoạt bát, nhanh nhẹn dần trở nên hướng nội, nhạy cảm, việc học của cô cũng bị suy giảm. Thời gian trôi qua, tình trạng xì hơi ngày càng nhiều.
Thông thường, xì hơi là một hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng xì hơi thường xuyên là không bình thường. Lưu Tình chia sẻ: "Khi tôi ở trong lớp, tôi luôn lo lắng rằng mình sẽ đột nhiên xì hơi, vì tôi không thể kiểm soát nó, nhưng tôi sợ cảm giác sau khi xì hơi, bởi tôi không thể chịu nổi mùi của nó, tôi nghĩ các bạn trong lớp cũng ngửi thấy. Sau mỗi giờ học, các bạn trong lớp thường thì thầm với nhau, họ lại dừng bàn tán khi tôi đi qua, đến nay những cảnh tượng về trường học vẫn còn ở trong tôi”.
Cô gái 26 tuổi chưa dám yêu ai, chỉ vì thường xuyên xì hơi. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu, Lưu Tình cho rằng, tình trạng thường xuyên xì hơi là vấn đề về đường tiêu hóa, cô cũng đã từng đi khám bác sĩ Đông y, họ nói rằng cô bị suy nhược cơ thể. Sau khi khám Tây y, bác sĩ lại nói rằng cô bị chứng khó tiêu. Tuy nhiên uống liên tiếp cả thuốc Đông y và Tây y 2, 3 tháng, tình trạng xì hơi cũng không tuyên giảm, ngược lại tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn.
Lưu Tình trở nên tự ti, cô sợ hãi phải ở trong lớp, thậm chí không dám tiếp xúc với bạn bè cùng lớp sau mỗi giờ học. Cũng chính tình trạng xì hơi khiến cô mất tập trung, nên điểm số trong các cuộc thi quan trọng đều thấp, cuối cùng cô cũng chỉ vào được một trường đại học bình thường.
Sau khi tốt nghiệp, cô cũng tìm được công việc là nhân viên văn phòng, nhưng cô vẫn giữ phong cách “người cô đơn”, rất ít khi nói chuyện với đồng nghiệp, cũng không bao giờ ăn uống với đồng nghiệp, bình thường cũng không có bạn bè đến tìm cô, mọi người đều cảm thấy cô rất lạnh nhạt.
Vì tình trạng xì hơi nên Lưu Tình thường lánh xa mọi người. (Ảnh minh họa)
Khi lớn lên, Lưu Tình gặp rắc rối khác. “Nhiều bạn bè xung quanh tôi đã kết hôn, thậm chí sinh con. Bố mẹ tôi thỉnh thoảng nhắc nhở với tôi về chuyện kết hôn, thậm chí còn sắp xếp để tôi hẹn hò. Nhiều người khi hẹn hò thường tìm một nơi riêng tư để trò chuyện, ăn một bữa ăn hoặc xem phim, nhưng tôi từ chối tất cả những lời đề nghị của đàn ông và yêu cầu họ đến một nơi thoáng đãng, lộng gió bên ngoài và thời gian ngồi nói chuyện không quá nhiều, và kết quả có thể mọi người đều đoán được”.
Lưu Tình chia sẻ: "Mười hai năm, tôi đã điều trị ở nhiều nơi và không biết mình uống bao nhiêu loại thuốc, vì vậy dạ dày của tôi khá tồi tệ. Tôi thậm chí nghĩ rằng nếu vấn đề xì hơi luôn tồi tệ thì tôi sẽ sống cả đời với nó, mặc dù cảm thấy vô vọng, nhưng tôi vẫn muốn trở lại cuộc sống bình thường”.
Bác sĩ Doãn Nham trò chuyện với Lưu Tình trong hơn 10 phút và không nghe thấy tiếng xì hơi hay ngửi thấy mùi hôi, bác sĩ nói với cô rằng: “Vấn đề của bạn có lẽ không nằm ở vấn đề dạ dày mà là ở cảm xúc, miễn là bạn tìm thấy mấu chốt của vấn đề, tôi nghĩ nó có thể được chữa khỏi”.
Theo các cuộc kiểm tra toàn diện, bác sĩ Doãn chẩn đoán Lưu Tình mắc một triệu chứng thực thể gây ra bởi chứng lo âu. Sau khi Lưu Tình thay đổi tính cách, nói chuyện chia sẻ với mọi người, suy nghĩ tích cực, lạc quan, tình trạng xì hơi giảm đáng kể. Điều này đã giúp Lưu Tình tự tin để sống cuộc sống tốt hơn.
Tại sao rối loạn lo âu gây ra tình trạng xì hơi thường xuyên?
Cảm xúc lo âu từ lúc 14 tuổi chính là nguyên nhân gây ra tình trạng xì hơi
Bác sĩ Doãn Nham cho biết sự dao động cảm xúc có thể gây ra rối loạn chức năng của các dây thần kinh tự trị và các dây thần kinh tự trị được phân phối ở hầu hết các cơ quan trên khắp cơ thể. Rối loạn chức năng tự chủ ở các bộ phận khác nhau sẽ cho thấy các triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như rối loạn chức năng tự chủ của hệ hô hấp, có thể gây tức ngực, thở khò khè và rối loạn chức năng tự chủ của hệ thống tiêu hóa có thể được biểu hiện là táo bón, tiêu chảy hoặc xì hơi…
Bệnh nhân không khỏe nhưng không nhận ra đó là vấn đề về cảm xúc. Khi đến bệnh viện khám, các bác sĩ chẩn đoán khác nhau và uống rất nhiều thuốc, khiến tình trạng lo lắng càng tăng cao. Sau khi hỏi về vấn đề tình cảm của Lưu Tình, cô thừa nhận rằng sau khi lên cấp 2, mối quan hệ giữa cha và mẹ không được tốt, họ thường xuyên cái nhau, Lưu Tình sợ bố mẹ sẽ ly hôn, cô bị ám ảnh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng của Lưu Tình.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn