Marie Kondo (32 tuổi, người Nhật Bản), chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực sắp xếp đồ đạc, đã trở thành một người có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Họ của cô (Kondo) đã trở thành một động từ cho những người đam mê công việc dọn dẹp.
Rất nhiều khách hàng tìm đến dịch vụ của cô, có những khách hàng phải chờ 3 tháng mới đến lượt được phục vụ. Cô Marie đã tham gia nhiều khóa giảng dạy, xuất hiện trên nhiều chương trình truyền hình trong nước và quốc tế. Năm 2015, Marie được tạp chí Time bình chọn là 1 trong số 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.
Cô hiện là tác giả của những đầu sách thuộc hàng bán chạy nhất ở Nhật Bản và châu Âu về đề tài dọn dẹp và bố trí đồ đạc. 4 cuốn sách cô viết trong thời gian gần đây về đề tài này đã bán được hàng triệu bản, được dịch từ tiếng Nhật sang các ngôn ngữ khác như Hàn, Trung, Pháp, Đức và Anh.
Theo cô, dọn dẹp không có nghĩa là vứt bỏ càng nhiều càng tốt những đồ vật mà chúng ta thấy rằng mình không còn cần đến nữa mà là giữ lại những vật quan trọng và có ý nghĩa đối với mình.
Theo cô, dọn dẹp không có nghĩa là vứt bỏ càng nhiều càng tốt những đồ vật mà chúng ta thấy rằng mình không còn cần đến nữa mà là giữ lại những vật quan trọng và có ý nghĩa đối với mình.
Marie đến với nghề tư vấn dọn dẹp bắt đầu khi cô mới lên 5 tuổi. Khi đó, cô bé Marie lúc nào cũng cảm thấy mình thích thú với việc sắp xếp đồ đạc. Vào giờ ra chơi, trong khi các bạn nô đùa với nhau ngoài sân thì một mình Marie ở lại lớp để dọn dẹp các kệ sách.
Từ đam mê sắp xếp kệ sách, Marie phát triển nó thành phương pháp dọn dẹp nhà cửa có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới. Theo cô, khi dọn dẹp đồ vật, chúng ta nên tự hỏi rằng mình có tình cảm, kỷ niệm gì với các đồ vật hay không?
Đó là một khái niệm sâu sắc và có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta đánh giá các đồ vật, nhất là khi cần dọn dẹp và giải phóng các khoảng không gian sinh hoạt hay làm việc. Biết được những vật gì giúp cho mình vui vẻ mới chính là mục đích thật sự của việc dọn dẹp.
Từ đam mê sắp xếp kệ sách, Marie phát triển nó thành phương pháp dọn dẹp nhà cửa có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới. Theo cô, khi dọn dẹp đồ vật, chúng ta nên tự hỏi rằng mình có tình cảm, kỷ niệm gì với các đồ vật hay không?
Đó là một khái niệm sâu sắc và có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta đánh giá các đồ vật, nhất là khi cần dọn dẹp và giải phóng các khoảng không gian sinh hoạt hay làm việc. Biết được những vật gì giúp cho mình vui vẻ mới chính là mục đích thật sự của việc dọn dẹp.