Kỳ 1: “Săn” vợ qua mạng và cuộc chạm mặt chớp nhoáng Kỳ 2: Kỳ 4: Đám cưới "4 không" và những chuyện cười ra nước mắt |
Vào vai cô dâu
Trong vai một cô gái trẻ đang muốn tìm rể Hàn để kết hôn xuất ngoại, PV Báo PNVN đã có cái nhìn cận cảnh những đường dây môi giới này.
Qua một người quen giới thiệu, PV tìm đến một “cò” rể Hàn tên Trang (SN 1987, quê Kiên Giang). Qua quá trình nói chuyện, Trang cho biết bản thân cũng là một cô dâu Hàn Quốc. Chồng đang sinh sống và làm việc tại Seoul, Trang làm thêm nghề này để kiếm tiền trang trải sinh hoạt đắt đỏ ở thủ đô Seoul.
Hai vợ chồng Trang kết hôn được 3 năm nhưng chưa dám có con cái do thường xuyên phải đi lại giữa Việt Nam – Hàn Quốc để làm việc.
Lúc đầu, Trang tỏ ra e ngại và thường xuyên dò hỏi nhiều câu nhằm xác minh lí lịch của người được giới thiệu. Trang ngần ngại: “Bây giờ chính quyền kiểm tra rất gắt gao chứ không dễ dàng như những năm trước. Nếu không có người quen giới thiệu chị sẽ không nhận lời cho em vào đoàn”.
Mỗi cô gái muốn tham gia ứng tuyển lấy chồng Hàn phải có bộ hồ sơ đầy đủ gồm chứng minh nhân dân, sơ yếu lí lịch và bộ ảnh 6 tấm chụp ở mọi góc độ để các anh rể Hàn duyệt trước khi gặp mặt.
Sau gần 2 tuần trò chuyện và liên lạc qua điện thoại, Trang dần tin tưởng nên quyết định cho tôi theo đoàn để gặp mặt rể Hàn. Lúc đầu, Trang hẹn gặp mặt tại thành phố Cần Thơ nhưng sau đó cả đoàn lại chuyển địa điểm lên TPHCM xem mắt.
“Những năm trước rể thường trực tiếp về Hậu Giang, Cần Thơ xem mắt nhưng giờ đa số các đoàn chỉ về đó gom “cô dâu” rồi lên TPHCM tổ chức gặp mặt. Chính quyền các tỉnh miền Tây ngày càng rà soát kĩ càng hơn nên rất khó làm việc”, Trang giải thích thêm.
“Những năm trước rể thường trực tiếp về Hậu Giang, Cần Thơ xem mắt nhưng giờ đa số các đoàn chỉ về đó gom “cô dâu” rồi lên TPHCM tổ chức gặp mặt. Chính quyền các tỉnh miền Tây ngày càng rà soát kĩ càng hơn nên rất khó làm việc”, Trang giải thích thêm.
Những "công ty đen"
Theo ghi nhận của PV, giai đoạn năm 2015 trở về trước, tỉnh Hậu Giang được xem là thủ phủ của đường dây lấy chồng Hàn Quốc phía Nam. Từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh có khoảng 13.900 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, trong đó có đến 99% trường hợp lấy chồng Hàn Quốc.
Tuy nhiên, do những hệ lụy kéo theo nên chính quyền 2 nước đã ký kết nhiều văn bản hợp tác và thành lập nhiều tổ chức để kiểm soát tình trạng trên.
Tuy nhiên, do những hệ lụy kéo theo nên chính quyền 2 nước đã ký kết nhiều văn bản hợp tác và thành lập nhiều tổ chức để kiểm soát tình trạng trên.
Chính vì thế, những đường dây môi giới “chui” này chuyển sang hoạt động rầm rộ tại địa bàn TPHCM dưới danh xưng các công ty dịch vụ. Theo đó, các công ty này do một trưởng đoàn đứng đầu, dưới tay có hàng chục “cò” với hệ thống chân rết rộng khắp các tỉnh, thành phía Nam. Mỗi một “cò” như Trang sẽ có nhiệm vụ tập trung tìm kiếm và rà soát lí lịch các cô gái để cung cấp “dâu” cho đoàn.
Theo lời Trang, các rể Hàn của đoàn toàn là người hiền lành, tử tế và rất thương vợ. Dâu của đoàn này ít gặp bạo hành như các đoàn khác. Trung bình mỗi ngày đoàn của Trang sẽ dẫn ít nhất 3-4 rể về TPHCM tuyển dâu. Trong tay Trang có hơn chục cô gái trẻ để luôn đảm bảo có nguồn hàng khi cần.
“Các loại chi phí hầu hết do phía nhà trai chi trả, các em không cần lo lắng vấn đề tiền bạc. Chỉ cần ăn mặc cho thật đẹp và biết cách gây ấn tượng tốt với rể là được. Người Hàn Quốc thích con gái hiền lành, ngoan ngoãn chứ không thích kiểu lanh lẹ, khôn khéo.
Nhiều cô gái Việt muốn lấy chồng Hàn để có quốc tịch rồi li dị để làm những chuyện khác kiếm tiền nên họ cũng đề phòng”, Trang hướng dẫn tôi cách trả lời để qua vòng phỏng vấn.
Nhiều cô gái Việt muốn lấy chồng Hàn để có quốc tịch rồi li dị để làm những chuyện khác kiếm tiền nên họ cũng đề phòng”, Trang hướng dẫn tôi cách trả lời để qua vòng phỏng vấn.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài việc cung cấp cô dâu cho các rể Hàn, nhóm này còn kiêm luôn các rể có quốc tịch ngoại quốc khác như Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc lục địa... Mỗi ngày đoàn này thường có người phụ trách hai đầu. Một đầu dắt rể ngoại quốc đến các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TPHCM xem mắt.
Đầu còn lại chuyên tìm kiếm các cô dâu từ khắp các tỉnh thành lân cận để đưa lên TPHCM cho rể tuyển chọn. Chi phí ăn ở đi lại các bên đều phải tự lo liệu.
Nếu hai bên xem mắt thành công, đoàn sẽ phụ trách tổ chức một tiệc đính hôn mang tính hình thức và lấy 2.000-3.000 USD của rể để đưa cho nhà gái xem như tiền lễ. Sau khi làm xong giấy tờ thủ tục đăng kí kết hôn, các cô gái sẽ được tập trung lại để dạy ngôn ngữ, thi lấy bằng ngoại ngữ sơ cấp trong vòng 3 tháng trong khi chờ rể về bảo lãnh qua xứ người.
Trong thời gian học ngôn ngữ, chú rể sẽ chi khoảng 300 USD/tháng để cô dâu chi trả các chi phí sinh hoạt. Nếu muốn khoản tiền thêm thì các cô dâu phải thương lượng với “cò”, nhờ “cò” nói lại thông dịch viên để thỏa thuận với chú rể.
Do vậy, các thông dịch viên người Hàn với giọng nói lơ lớ trở thành những ông vua không ngai đầy quyền lực. Có nhiều trường hợp, chỉ vì đắc tội thông dịch viên nên đi tận 7 lần vẫn chưa có anh rể nào “lọt mắt xanh”.
Do vậy, các thông dịch viên người Hàn với giọng nói lơ lớ trở thành những ông vua không ngai đầy quyền lực. Có nhiều trường hợp, chỉ vì đắc tội thông dịch viên nên đi tận 7 lần vẫn chưa có anh rể nào “lọt mắt xanh”.
Các mánh móc ngoặc, dìm hàng
Để có tiền hoa hồng từ các chú rể, các “cò” phải dùng nhiều chiêu trò đấu đá để hạ bệ đối thủ. Mỗi một đường dây thường có từ một chục đến vài chục “cò” cùng hoạt động bởi đây là miếng bánh ngon nhiều người thèm khát. Tuy nhiên, “mật ít ruồi nhiều”, để có “chân” và có tiền từ đường dây này, các “cò” phải móc nối và tạo mối quan hệ khăng khít với nhiều đầu khác nhau.
“Cò” Trang không giấu diếm: “Việc đầu tiên cần làm khi đã tham gia đội quân mai mối này chính là tìm mọi cách thân thiết với những người phiên dịch. Ai biết cách làm phiên dịch viên hài lòng thì cô dâu của người đó có khả năng được chọn cao.
Người nào chịu chi phần trăm hoa hồng nhỉnh hơn mới có cơ hội khiến cô dâu của mình nổi bật giữa hàng chục cô gái khác. Khi đã móc ngoặc được với thông ngôn, mình sẽ lợi dụng họ để “dìm hàng” các cô gái của đường dây khác với rể Hàn. Ở đây, nếu “cò” nào là người nhà của phiên dịch thì chắc chắn cô gái của đường dây đó lấy chồng nhanh hơn”.
Người nào chịu chi phần trăm hoa hồng nhỉnh hơn mới có cơ hội khiến cô dâu của mình nổi bật giữa hàng chục cô gái khác. Khi đã móc ngoặc được với thông ngôn, mình sẽ lợi dụng họ để “dìm hàng” các cô gái của đường dây khác với rể Hàn. Ở đây, nếu “cò” nào là người nhà của phiên dịch thì chắc chắn cô gái của đường dây đó lấy chồng nhanh hơn”.
Theo “cò|” Trang, đa phần các thông dịch viên đều là người Hàn Quốc. Những người này được các chú rể tin tưởng giao cho trọng trách cầm cân nảy mực, lựa chọn kĩ càng nhân thân xuất xứ và nguồn gốc cô dâu. Do vậy, nếu không biết ăn chia với phiên dịch viên thì mãi mãi không có cơ hội xuất đầu lộ diện.
Không chỉ thế, các “cò” còn phải biết ăn chia với đầu bên chú rể. Muốn có những chú rể ngoại hình khá, tuổi không quá cao, thu nhập tốt thì các “cò” phải biết lo lót, chạy chọt với các tay dắt mối để không bị lọt ra ngoài những chàng rể “béo bở” như vậy.
Các “cò” môi giới đa phần là các phụ nữ trẻ, từng lấy chồng Hàn hoặc có người quen lấy chồng người bản xứ. Khi tiếp xúc, họ khá trẻ trung tháo vát và rành rọt công nghệ chứ không phải kiểu những “tú ông , tú bà” trung niên như vẫn hình dung. Lúc nói chuyện với PV, họ liên tục cảnh giác và yêu cầu không được cầm điện thoại trong lúc trao đổi.
Trong thời đại công nghệ, các “cò” thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội để lân la tìm kiếm cô dâu và kiểm tra thông tin các cô gái trong đường dây xuất ngoại. Theo “cò” Trang, nhiều cô dâu đã có chồng con nhưng không khai báo, khiến phía chú rể cáu giận “trả hàng” nên các “cò” cũng phải kiểm chứng trước khi đứng ra giới thiệu. Đồng thời, đối với những cô dâu có điều kiện vượt trội về nhan sắc, các trang mạng xã hội cũng giúp “cò” tìm được nhiều chú rể ra giá tốt, thu hoa hồng nhỉnh hơn. |
Mời độc giả đón xem tiếp Kỳ 6: “Rớt tiếp, em đi thêm kiểu gì cũng có người hợp nhãn”