Từ đầu năm 2017, du lịch Bình Thuận có thêm lựa chọn là đảo Phú Quý (huyện Phú Quý), cù lao Câu và Phan Dũng (huyện Tuy Phong). Phú Quý là đảo tiền tiêu, cách Phan Thiết chừng 105km. Hiện nay có tàu cao tốc nên hải trình thuận lợi hơn, rút ngắn chỉ 2 giờ 30 phút. Nhờ có điện, đảo xuất hiện thêm nhiều nhà nghỉ tươm tất.
Đảo không quá lớn, cũng không quá nhỏ, chỉ đủ làm khách say nắng mà không sợ lạc.
Là khu bảo tồn sinh vật biển nên thợ lặn xuống biến bắt hải sản kiểu thủ công bằng tay, món nào cũng tươi ngon “điếc mũi”. Trên đảo không có dân cư, chỉ có chốt bảo vệ của bộ đội. Nước ngọt khá thoải mái. Thích nhất là những bãi tắm tiên, chỉ ướt người chứ không ướt quần áo.
Đẹp nhất là cảnh đón bình minh và tiễn hoàng hôn giữa núi rừng, du khách như được hòa mình vào thiên nhiên hào phóng. Rừng, suối và đồi núi đan xen hòa thuận. Hàng chục con suối nhỏ róc rách, mát rượi. Thác Yavly như một dải lụa óng ả, thả ánh bạc xuống hồ nước trong xanh, quyến rũ những lữ khách lạc bước.
Ngay tại Phan Thiết, một loạt điểm nhấn được khai trương. Đó là “Forgetten Land” - công viên Tượng Cát độc đáo, lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Nơi này rộng chưa tới 20.000 m2 nhưng các nghệ nhân -“phù thủy” tài ba đến từ 12 quốc gia đã biến hàng ngàn tấn cát đỏ thành những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ.
Các nghệ nhân đều lao động độc lập, thường mất gần 2 tuần mới hoàn thành tác phẩm. Cá biệt, có tác phẩm phải làm trong vài tháng trời. Nét độc đáo của các tác phẩm, có khi đơn chiều, có khi đa chiều là những câu chuyện dân gian, thần thoại của Việt Nam và thế giới. Tính truyền thống được hiện đại hóa một cách tinh tế theo phong cách của từng tác giả.
Ấn tượng nhất là “Fishman Show - Huyền thoại làng chài”. Sau nửa năm thể nghiệm, đột phá vào công nghệ phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, “Huyền thoại làng chài” đã hoàn toàn lột xác, thấm đẫm chất nhân văn, lãng mạn mà sâu sắc của văn hóa bản địa. Sự kết hợp giữa nhạc nước hiện đại, âm thanh nổi và những câu chuyện chân mộc của làng chài.
Từ nhà đầu tư cho đến tác giả kịch bản, đạo diễn và mấy chục diễn viên đều rút ruột rút gan với từng đêm diễn, gây không ít xúc động cho khán giả. Được xem là show phục vụ du lịch hoành tráng, chất lượng và bài bản nhất hiện nay của các vùng biển Việt Nam, “Fishman Show” là lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến Phan Thiết. Ngoài các suất diễn vào buổi tối, “Fishman Show” còn có suất vào sáng Chủ nhật.
Chùa cổ Phật Quang trên 350 năm tuổi, là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ, đặc biệt là bộ kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị đỏ gồm 118 tấm với 60.000 từ và 8 tấm khắc tranh, quốc bảo của Phật giáo Việt Nam. Bộ kinh được 3 thiền sư và 15 đệ tử lao động cật lực từ năm 1704 đến 1732 (thời nhà Lê Trung Hưng).
Được gặp gỡ với thầy trụ trì chùa Thích Huệ Tánh, Thượng tọa chân đất, một bậc chân tu uyên bác kể chuyện lịch sử ngôi chùa và tận mắt chiêm ngắm bộ kinh là phước duyên hạnh ngộ. Thầy Huệ Tánh còn có một tình bạn thân thiết, xưa nay hiếm với linh mục Vũ Cao Phan, dù khác niềm tin tôn giáo. Linh mục Phan mất, thầy Huệ Tánh dẫn cả phái đoàn tăng ni Phật tử vào nhà thờ dự lễ tang, viếng bạn.
Năm sau, Thầy tổ chức lễ cầu siêu trong chùa cho linh mục Phan. Lại một đoàn đông đảo tu sĩ công giáo vào chùa dự lễ.Trước đây, quán chỉ bán từ 16h đến tối cho dân địa phương. Khách du lịch muốn ăn phải đi nhóm và xếp hàng. Nay quán linh động, nhận phục vụ khách đoàn buổi trưa nhưng phải đặt trước vài ngày và số lượng cũng 5-70 người đổ lại.
Khâu khó nhất của món đặc sản này, ngoài bí quyết nước chấm là chọn tôm và mực sao cho tươi ngon, vừa đủ theo từng chiếc bánh. Du lịch Bình Thuận rất quen nhưng vẫn luôn mới lạ.