Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai), viêm mũi xoang là hiện tượng viêm niêm mạc mũi và niêm mạc trong lòng các xoang. Nguyên nhân do các lỗ thông từ xoang sang mũi bị hẹp hoặc tắc lại do các tác nhân kích thích như bụi, hóa chất, các tác nhân kích thích khác mà người bệnh bị tác động…
Cũng theo bác sĩ Dũng, viêm mũi xoang là bệnh rất thường gặp trong các bệnh chuyên khoa tai mũi họng, có thể chiếm từ 20% đến 25% dân số. Bệnh xảy ra quanh năm, thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi thất thường, khi chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và đêm, cộng khói xe, ô nhiễm môi trường.. dễ dẫn đến mắc bệnh.
Khi bị viêm mũi xoang, bệnh nhân có khá nhiều biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, viêm lợi… Dưới đây là 5 triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi xoang.
Hắt hơi
Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi xoang dị ứng. Bệnh nhân thường hắt hơi đột ngột, liên tục, hàng tràng gồm nhiều cái kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng.
Ngứa mũi
Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.
Chảy nước mũi
Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi, chảy nước mũi nhiều thường là nước trong, có khi ra nhiều giọt. Sau đó có thể chảy ra mũi nhầy trong và sau vài ngày nếu kèm theo bội nhiễm thì sẽ chảy mũi nhầy đục.
Tắc ngạt mũi
Do nước mũi chảy nhiều và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi ở cả hai bên, có khi ngạt hoàn toàn ở cả hai bên mũi. Triệu chứng tắc mũi làm cho người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể gây ra cảm giác ngạt thở.
Đau
Bên cạnh cảm giác ngạt cứng trong mũi, đầy trong mũi, vì thiếu thở nên người bệnh có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, làm giảm khả năng lao động.
Một số người bệnh còn có biểu hiện đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm cả rối loạn vận mạch da vùng mặt…
Để phòng bệnh, người dân luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi, không tắm nước lạnh; khi đi ra ngoài đường cần sử dụng khẩu trang; thường xuyên vệ sinh họng, miệng hằng ngày.
Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, có thể điều trị và dự phòng bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phòng phong. Đặc biệt, cần tránh uống rượu, bia quá nhiều thay vào đó cần uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần, có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, có thể điều trị và dự phòng bằng cách sử dụng các vị thuốc thảo dược có tính ấm, tính kháng sinh tự nhiên như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phòng phong. Đặc biệt, cần tránh uống rượu, bia quá nhiều thay vào đó cần uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh.