Một số chuyên gia giáo dục cho rằng: Giai đoạn học tập quan trọng nhất của học sinh là giai đoạn tiểu học. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ hình thành và hoàn thiện được thói quen và thái độ học tập của mình - thứ sẽ theo trẻ suốt đời.
Nếu trẻ có thói quen học tập tích cực ở bậc tiểu học, việc học những cấp cao hơn cũng trở nên dễ dàng hơn và ngược lại.
Từ quan điểm này, những thói quen hành vi mà trẻ thể hiện ở trường tiểu học sẽ quyết định ở mức độ nào đó việc chúng sẽ là học sinh giỏi hay học sinh kém trong tương lai.
Nhiều trẻ thích "mặc cả" với cha mẹ trong việc học, chẳng hạn nếu mẹ yêu cầu trẻ làm bài tập về nhà, trẻ sẽ xin xem TV nửa tiếng trước. Một số người lớn buộc phải đồng ý với yêu cầu này để khiến con cái họ ngoan ngoãn.
Tuy nhiên, kiểu "mặc cả" này chỉ có thể mang lại lợi ích trước mắt chứ không thể kéo dài. Học tập cũng phải cò kè, cần có phần thưởng, một khi không được đáp ứng, trẻ sẽ mất dần tính chủ động và hứng thú học tập.
Lý do nhiều trẻ thích "mặc cả" bắt nguồn từ cha mẹ, chẳng hạn cha mẹ thường nói với con: "Nếu con thi được 10 điểm, mẹ sẽ mua cho con một món đồ chơi mới"/"Nếu con được giấy khen, mẹ sẽ cho con đi du lịch"...
Vì vậy, lời khuyên ở đây là cha mẹ nên chú ý đến lời nói và việc làm của mình, đừng thường xuyên mặc cả với con cái. Nếu trẻ cư xử như vậy, cha mẹ phải tuân thủ nguyên tắc và không dễ dàng thỏa hiệp. Bằng cách này, đứa trẻ sẽ dần dần biết rằng loại hành vi này là không được phép.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại Internet và sự gia tăng của các sản phẩm điện tử, nhiều trẻ em hiện nay mắc chứng nghiện thiết bị điện tử từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, không ít nghiên cứu đã chứng minh việc thường xuyên cắm mặt vào điện thoại, máy tính hay TV có rất nhiều tác động tiêu cực đến trẻ.
Thứ nhất, nó cản trở sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em, bởi tiếp xúc với các thiết bị điện tử là hoạt động một chiều, trong khi việc học ngôn ngữ cần được hoàn thành thông qua giao tiếp đa chiều.
Thứ hai, nghiện các sản phẩm điện tử khiến trẻ quen với việc tiếp nhận thông tin mà không cần suy nghĩ, từ đó sẽ khiến trẻ lười suy nghĩ, lười tìm hiểu sâu.
Thứ ba, dùng các thiết bị điện tử chỉ mang lại trải nghiệm thụ động, cản trở sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ và ảnh hưởng đến việc rèn luyện sự tập trung ở trẻ.
Vì vậy, một mặt, với tư cách là cha mẹ, bạn nên đưa con ra ngoài chơi nhiều hơn, hoặc cùng con chơi các trò chơi bổ ích và đọc sách để giải phóng sự chú ý của con khỏi các thiết bị điện tử.
Mặt khác, khi trẻ đến một độ tuổi nhất định và cần được tiếp xúc với các thiết bị điện tử, cha mẹ phải đặt ra thời gian và quy tắc sử dụng để trẻ không ham mê quá mức.
Khi gặp một vấn đề không hiểu, phản ứng đầu tiên của một số trẻ là bỏ cuộc, sau đó tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên, bạn cùng lớp hoặc cha mẹ mà không suy nghĩ và tự mình giải quyết. Điều này cho thấy chúng dễ từ bỏ khi đối mặt với các vấn đề, không thể kiên trì và có tiềm năng hạn chế trong học tập.
Vì vậy, khi trẻ muốn tìm kiếm câu trả lời từ cha mẹ, trước tiên cha mẹ phải học cách phán đoán xem câu hỏi này có vượt quá khả năng của trẻ hay không, nếu nó nằm trong tầm kiến thức của trẻ thì cha mẹ có thể giả vờ không biết để trẻ tự suy nghĩ và tự giải quyết.
Trong trường hợp vấn đề vượt quá khả năng của trẻ, cha mẹ có thể đưa ra những định hướng phù hợp, nhưng không nên làm hết mọi thứ.
Tóm lại, nên khuyến khích trẻ suy nghĩ độc lập và không phụ thuộc vào người khác.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn