Phụ huynh nên làm gương cho các con hơn là tiếp tục lao vào những cuộc chiến của con trẻ. Ảnh minh họa. |
Sau khi anh kể lại, nhiều phụ huynh khác nói rằng sao anh lại có thể để yên cho Việt như thế. Thậm chí có người còn bảo: "Phải lên lớp đánh cho một trận cho nó sợ".
“Tôi nghĩ rằng, nhiều bố mẹ chửi bới, đánh bạn học của con mà không suy nghĩ thấu đáo. Bố mẹ nào chẳng xót con, nhưng trẻ con đánh nhau, phụ huynh cũng đánh chửi nhau thì con chúng ta sẽ rút ra được bài học gì?”, anh Xuân nói, "Nếu “dằn mặt” hầu hết các cháu sẽ chỉ sợ người lớn ngay thời điểm đó và phần đa ấm ức và tìm cách “trả thù”. Càng bị mình mắng hay dọa, về nhà bố mẹ phạt, đánh đòn thì những em đó lại nghĩ là tại vì con mình mách lẻo. Từ đó mâu thuẫn sẽ tăng, con mình càng dễ bị gây sự”.
Anh Xuân chọn cách dẫn con đến gặp phụ huynh của Việt để nói rõ câu chuyện. Trước mặt cả gia đình, anh nói rằng khi nào sinh nhật các con thì mời đi ăn KFC, nếu hai bạn cùng ngoan và phấn đấu thì sẽ tặng... quà.
Sau lần đó, anh Xuân có “lãi” hẳn khi cậu bé kia không chỉ hứa không đánh con anh mà còn tự nhận sẽ bảo vệ con trai anh ở trường. “Hôm sau đón con ở trường, tôi bất ngờ khi Việt còn chạy ra chào hỏi và khoác vai con tôi rất thân thiết”, anh Xuân cười vui.
Không chỉ con trai anh có thêm một người bạn mà phụ huynh của Việt cũng liên hệ thường xuyên với gia đình anh. Điều anh Xuân muốn là cả hai con đều không phải thấy thói hành xử kiểu côn đồ của người lớn và học được bài học về lòng nhân ái.
Không chỉ con trai anh có thêm một người bạn mà phụ huynh của Việt cũng liên hệ thường xuyên với gia đình anh. Điều anh Xuân muốn là cả hai con đều không phải thấy thói hành xử kiểu côn đồ của người lớn và học được bài học về lòng nhân ái.