Cồn cào ruột: Nguyên nhân không đơn thuần chỉ do cơn đói

09:42 | 20/05/2020;
Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những cơn cồn cào ruột sau khi ăn quá nhiều đồ chua hay khi đói. Tuy nhiên, cồn cào ruột có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý đường tiêu hoá cần chú ý.

1. Các nguyên nhân gây ra hiện tượng cồn cào ruột

Đói bụng

Cơn đói thường có dấu hiệu là cồn cào ruột, điều này báo hiệu cho bạn biết cơ thể đang cần nạp thêm dinh dưỡng để hoạt động bình thường. Nó cũng có thể xảy ra ở người đang thực hiện chế độ ăn kiêng.

Hiện tượng này cũng xảy ra khi bạn đang có một chế độ ăn khoa học hormone ghrelin sẽ tiết ra, cơn đói cồn cào sẽ xuất hiện khi tới giờ ăn mà bạn chưa ăn. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể mang theo một số đồ ăn vặt ít calo để thay thế.

Ngoài ra đây có thể là biểu hiện khi nhìn thấy các kích thích từ bên ngoài chẳng hạn như mùi đồ ăn, hình ảnh từ các chương trình ẩm thực,...

Thiếu calo

Một số người sẽ bị cồn cào ruột khi cơ thể không được hấp thụ đủ lượng calo cần thiết. Nguyên nhân được giải thích là do sự tương tác giữa 2 nội tiết tố là ghrelin và insulin. Khi insulin ở mức thấp thì ghrelin sẽ tăng lên - dấu hiệu của cơn đói.

Khát nước

Nếu cảm thấy cồn cào ruột kèm các biểu hiện như chóng mặt, run rẩy, trở nên cáu gắt và cảm thấy dạ dày bị đau thì có thể đây là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu nước, cần bù ngay.

Cồn cào ruột: khi nguyên nhân không đơn thuần chỉ do cơn đói! - Ảnh 2.

Khát nước cũng có thể gây ra tình trạng cồn cào ruột (Ảnh: Internet)

Người bị đái tháo đường

Cồn cào ruột xảy ra khi người mắc tiểu đường bị hạ đường huyết.

Tác dụng phụ của thuốc

Cơn cồn cào ruột có thể là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và một vài loại thuốc khác có cơ chế tác động và kích thích não bộ giải phóng ra hormone gây đói là ghrelin.

2. Khi nào bạn cần tới gặp bác sĩ?

Mặc dù đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể cho thấy dạ dày đang rỗng nhưng nếu như cảm giác này vẫn kéo dài kể cả khi bạn đã ăn uống đầy đủ thì cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám. Đặc biệt nếu cơn cồn cào ruột còn kèm theo các dấu hiệu sau:

- Cảm thấy mất sức, kiệt sức

- Đau đầu

- Khó thở

- Buồn nôn và nôn

- Tiêu chảy

- Hoa mắt, chóng mặt

- Tụt cân đột ngột

- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc

3. Cách đối phó với cơn cồn cào ruột

Dưới đây là cách đối phó với cơn cồn cào ruột mà bạn có thể tham khảo:

Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng

Để hạn chế cho việc bị suy giảm nồng độ insulin thì các món ăn lành mạnh giàu dinh dưỡng được khuyến khích sử dụng thay vì ăn các thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn, cụ thể:

- Trái cây, củ quả tươi

Cồn cào ruột: khi nguyên nhân không đơn thuần chỉ do cơn đói! - Ảnh 3.

Các loại trái cây, rau củ quả tươi rất tốt cho sức khoẻ (Ảnh: Internet)

- Các loại sữa ít béo

- Protein nạc: đậu, đậu lăng, các loại thịt gia cầm đã bỏ đi phần da

- Các loại chất béo lành mạnh bao gồm: chất béo trong quả bơ, dầu oliu, ngũ cốc

- Các loại ngũ cốc nguyên cám bao gồm: gạo lứt, yến mạch, hạt diêm mạch và những sản phẩm từ lúa mì.

Bên cạnh đó bạn cũng cần hạn chế dung nạp những thực phẩm có chứa nhiều đường, muối và các thực phẩm có chất béo bão hoà hay chất béo chuyển hoá.

- Nếu không muốn tăng cân hãy ưu tiên ăn các thực phẩm ít calo như salad, sinh tố, canh rau, các loại rau xanh,...

Uống nhiều nước

Uống đủ nước cần thiết mỗi ngày giúp cho cơ thẻ khoẻ mạnh hơn đồng thời cần hạn chế sử dụng các thức uống lợi tiểu như trà, cafe,....

Ngủ đủ giấc

Cảm giác thèm ăn cồn cào ruột có thể tới do thiếu ngủ nên bạn cần cải thiện tình hình này bằng cách đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định. Mỗi giấc ngủ nên kéo dài từ 7 - 9 tiếng là đảm bảo.

Cồn cào ruột: khi nguyên nhân không đơn thuần chỉ do cơn đói! - Ảnh 4.

Một giấc ngủ chất lượng thường kéo dài từ 7 - 9 tiếng (Ảnh: Internet)

Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ

Điều này đặc biệt khuyến khích đối với những người bị đau dạ dày. Nhất là bạn không nên có thói quen vừa đọc sách vừa ăn hay vừa xem phim vừa ăn. Hãy tập trung vào việc ăn uống mà không xao nhãng sang các vấn đề khác do nó có thể khiến dạ dày của bạn bị quá tải.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn