Không giống như người lớn, não bộ trẻ chưa đủ phát triển để giúp chúng kiểm soát cảm xúc và hành vi của bản thân. Khi không hài lòng bất kỳ điều gì, trẻ có thể khóc lóc ăn vạ hay quăng ném, đập phá đồ đạc để khiến bố mẹ thỏa hiệp với mong muốn của mình, hoặc đơn giản là để thu hút sự chú ý của người lớn.
Trong những tình huống như vậy, nếu cha mẹ không xử trí khéo léo thì rất dễ khiến con kích động và gào khóc to hơn.
Cách đây không lâu, trên mạng lan truyền hình ảnh một cậu bé đang “ăn vạ” ở giữa chốn đông người, điều đáng nói là thái độ của người mẹ. Không những không vỗ về con mà người mẹ còn tỏ ra “ngang bướng” hơn cả con. Chị chỉ đứng ra xa, thậm chí còn chẳng thèm đếm xỉa đến con.
Theo những người chứng kiến kể lại, hôm ấy có lẽ người mẹ đã đưa cậu bé đến trung tâm thương mại chơi. Cả hai lúc đầu đang rất vui vẻ. Tuy nhiên, một lúc sau cậu con trai bỗng đòi mẹ mua đồ chơi. Người mẹ lúc đầu kiên nhẫn bảo con trai: “Ở nhà mình có nhiều đồ chơi lắm rồi, những món này cần mua đâu con. Hãy trả chúng lại vị trí cũ đi con!”
Tuy nhiên, cậu bé không hề dừng lại mà cứ nằng nặc đòi mẹ phải mua đồ chơi cho mình. Một lúc sau thấy mẹ không có phản ứng, cậu bé bỗng nằm lăn ra đất và khóc lớn.
Thấy mẹ không có phản ứng với hành động của mình, cậu bé bỗng nằm lăn ra đất và khóc lớn.
Hành động của cậu bé thu hút sự chú ý của rất nhiều người xung quanh. Ai đi qua cũng phải ngoái cổ lại nhìn. Nhiều người tốt bụng còn tưởng cậu bé đang bị bắt cóc và ngỏ ý giúp đỡ. Tuy nhiên, nhìn sang đó tầm vài mét, nhiều người giật mình vì mẹ bé đang đứng thẳng, vẻ mặt vô cùng giận dữ nhìn chằm chằm vào cậu bé.
Một lúc sau, cậu bé không hề có dấu hiệu dừng lại. Những tưởng người mẹ sẽ đến dỗ dành và khuyên nhủ con. Tuy nhiên, chị không những không “xuống nước” và ngày càng “cứng đầu” hơn, chẳng thèm nhìn đến con trai.
Người mẹ không những không “xuống nước” và ngày càng “cứng đầu” hơn, chẳng thèm nhìn đến con trai.
Nhiều người vui tính để lại bình luận: hai mẹ con này chắc đang thi đấu xem ai cứng đầu hơn đây mà!
Thực tế, đối mặt với những tình huống như trên, cha mẹ không nên hành động như người mẹ này. Nếu cha mẹ không có những cách “đối phó” đúng cách, sẽ gây bất lợi đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Để tìm ra cách ứng phó khi con ăn vạ, đầu tiên, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao con mình hay ăn vạ. Điều này có thể đến từ một số nguyên nhân sau:
1. Hạn chế về ngôn ngữ
Ở lứa tuổi từ 1 đến 3, ý thức về cái tôi trong trẻ đang dần hình thành. Trong giai đoạn này, tốc độ phản ứng với ngôn ngữ giao tiếp của trẻ so với suy nghĩ và mong muốn cá nhân chưa song hành với nhau. Khả năng ngôn ngữ của trẻ dù đang dần phát triển nhưng vẫn còn rất hạn chế nên chưa thể diễn đạt trôi chảy và trọn vẹn mong muốn của mình tới người khác.
Trẻ thường xuyên ở trong trạng thái bị ức chế, không chỉ do hạn chế về kỹ năng ngôn ngữ, mà còn do người lớn hành động trái ý muốn của trẻ. Chính vì thế, trẻ ăn vạ để trút bỏ những cảm giác tiêu cực ra bên ngoài với những hành vi tiêu cực như gào thét, khóc lóc, phản kháng bố mẹ với thái độ ngang ngược, bướng bỉnh.
Trẻ thường xuyên ở trong trạng thái bị ức chế, không chỉ do hạn chế về kỹ năng ngôn ngữ, mà còn do người lớn hành động trái ý muốn của trẻ. (Ảnh minh họa)
2. Cha mẹ chiều con quá mức
Một số cha mẹ cưng chiều con cái đến mức hình thành thói quen xấu cho con. Chỉ cần có điều gì không đúng ý trẻ xảy ra là các bé sẽ lăn ra khóc ầm ĩ để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ trở nên gắt gỏng.
Vậy cha mẹ nên làm gì khi con mình “ăn vạ” ở nơi công cộng?
1. Tạm dừng và tập trung chú ý
Khi cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu bắt đầu ăn vạ, thì mẹ hãy dừng ngay các hoạt động và tập trung để tìm hiểu chính xác chuyện gì đang xảy ra. Tìm hiểu nguyên nhân nào khiến bé la hét, khóc lóc. Có thể đó là do bé bị đau, hay đơn giản là bé đang buồn ngủ quá mà thôi, hoặc do bé đang muốn nói với bạn điều gì đó.
2. Ngồi xuống ngang bằng với con
Đây là một trong những mẹo mà Công nương Kate Middleton và Hoàng tử William của nước Anh thường làm mỗi khi cần nói chuyện với con. Bằng cách ngồi hoặc cúi xuống ngang tầm nhìn của con, chắc chắn bố mẹ sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ, đồng thời cũng khuyến khích trẻ chia sẻ và trò chuyện nhiều hơn.
“Ăn vạ” là điều hết sức bình thường ở trẻ nhỏ, điều quan trọng là cách cha mẹ ứng xử với con như thế nào. (Ảnh minh họa)
3. Làm những dấu hiệu để trẻ bình tĩnh
Bố mẹ hãy ra các dấu hiệu để giúp con mình được bình tĩnh hơn chẳng hạn như mỉm cười, hoặc hạ thấp giọng, thao tác chậm rãi hơn. Bé sẽ bắt tín hiệu và mẹ sẽ có cơ hội lại gần bé, xoa dịu cơn ăn vạ của bé.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn