Mỗi ngày, người mẹ ấy phải chứng kiến tình trạng thể chất, tâm lý của con mình ngày một tồi tệ hơn. Cháu phải ở nhà, không được đi ra ngoài đường. Cháu dần rơi vào trầm cảm, hầu như không còn trả lời các câu hỏi của mọi người, không nói chuyện, ăn ít, ngủ ít, khi chợp mắt được một lát thì thường ngủ mơ, hoảng loạn… Người mẹ cũng mất ăn, mất ngủ, người gầy rộc, bị stress và ám ảnh...
Hơn 2 tháng sau ngày xảy ra vụ việc, gia đình chị đã tìm các đầu mối hỗ trợ để đưa cả mẹ và con từ huyện Phúc Thọ (Hà Nội) ra nội thành Hà Nội, vào tạm trú trong nhà tạm lánh dành cho các nạn nhân bị bạo lực, xâm hại để tìm sự giúp đỡ về chỗ ăn, ở, luật sư, điều trị sức khỏe, tâm lý.
Những người bức xúc đến dự phiên tòa sơ thẩm |
Tại phiên tòa sơ thẩm hôm ấy, do còn có những bất đồng trong lời khai về vụ việc nên Tòa chưa thể đưa ra lời luận tội cuối cùng. Bị cáo đã lại được đưa trở về trại giam để tiếp tục điều tra.
Kẻ gây ra tội ác với con gái chị trước vành móng ngựa |
Trong quá trình đợi đến phiên phúc thẩm, để tâm lý của mình được ổn định và con gái không còn bị ám ảnh chuyện cũ, chị đã đi điều trị tâm lý những mong dần thoát khỏi khủng hoảng. Người mẹ muốn mình sẽ phải là điểm tựa tốt nhất để giúp con vượt qua ám ảnh, giải phóng khỏi nỗi lo lắng... Chị cũng quyết định tách con khỏi những thị phi bằng cách không trở về sống trong căn nhà cũ nữa.
2 mẹ con chị đã chuyển chỗ ở ra Hà Nội. Chị nhờ người xin cho con học ở 1 ngôi trường mới. Chị thuê nhà, đi học nấu ăn và xin làm việc trong 1 nhà hàng.
Ngoài giờ con đến trường, mẹ đi làm, thời gian rảnh, chị cố ở bên con gái nhiều hơn, dạy con những kỹ năng để bảo vệ mình nhiều hơn.
Chị mong khi bắt đầu một cuộc sống mới như vậy, những ám ảnh tồi tệ của cả mẹ và con sẽ dần nguôi ngoai…
(Còn nữa)