Cùng con trở về tuổi thơ với trò chơi ô ăn quan

20:00 | 24/06/2018;
Ô ăn quan là một trò chơi dân gian của trẻ em dân tộc Kinh. Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho 2, 3 hoặc 4 người chơi với các vật liệu đa dạng, dễ kiếm. Bất kể ở đâu, chỉ cần có mặt phẳng rộng bằng miếng bìa A3 là các em nhỏ có thể thực hiện trò chơi.

Bàn chơi: Để chơi trò này, bạn cần kẻ 1 hình chữ nhật lớn rồi chia hình chữ nhật đó thành 10 ô vuông, mỗi bên có 5 ô đối xứng nhau. 2 đầu hình chữ nhật kẻ 2 hình vòng cung. Các ô hình vuông gọi là ô dân, còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.

 

collage_photocat.jpg
Mô hình chơi ô ăn quan dành cho 2 người, 3 người hoặc 4 người.

 

Quân chơi: Là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả. Quân quan (2 quân) có kích thước lớn hơn quân dân. Số lượng quan luôn là 2, còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50/10 ô.

Người chơi: 2 người chơi ngồi 2 bên, người bên nào phụ trách phần ô bên đó. Nếu là ô ăn quan dành cho 3 người hoặc 4 người chơi thì cũng ngồi tương tự.

3.jpg
Ô ăn quan luôn là trò chơi nhiều hứng thú của trẻ em. Ảnh minh họa

 

Cách chơi: Bắt đầu một lần rải quân, khi đến quân cuối cùng, những quân trong ô có đường bao lại được lấy lên để rải tiếp. Sau khi rải tiếp, ô có đường bao quân màu đỏ sẽ bị ăn.

Người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo thỏa thuận giữa 2 người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.

Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay theo thỏa thuận.

11.jpg
Bà cùng cháu chơi ô ăn quan. Ảnh KD.

 

Khi bắt đầu, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau:

Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn.

Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này... Do đó, trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình.

2.JPG
Không chỉ các em nhỏ, học sinh lớn tuổi cũng thích chơi ô ăn quan. Ảnh minh họa

 

Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.

Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.

7.jpg
Ảnh: KD

 

Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp 2 ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là “hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng”. 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn