Cuộc nói chuyện của 3 con trai sau đám tang cha

19:16 | 31/07/2020;
Anh là người con có hiếu. Dù xa xôi, anh vẫn cố gắng thu xếp công việc đưa cả nhà về thăm bố mẹ đều đặn. Hàng tháng, chị vẫn cùng anh dành ra một ít lương để gửi về quê.

Anh là người con có hiếu. Dù xa xôi, anh vẫn cố gắng thu xếp công việc đưa cả nhà về thăm bố mẹ đều đặn. Hàng tháng, chị vẫn cùng anh dành ra một ít lương để gửi về quê.

Người bố, bóng mát của cả cuộc đời anh, ra đi, khiến lòng anh đau xót. Lần đầu tiên trong đời chị thấy anh khóc, giọt nước mắt có phần sám hối, tự trách mình chưa kịp báo hiếu hết ơn cha.

Căn nhà đơn sơ, chông chênh trong ngõ vắng chỉ còn mẹ. Lo hậu sự cho bố xong xuôi, mấy anh chị em ngồi lại bàn bạc chuyện mẹ sẽ ở nhà nào.

Cuộc nói chuyện của 3 con trai sau đám tang cha - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Nhà anh có ba anh em trai, anh là con út. Anh không khá giả như nhà hai anh, nên số tiền gửi về cho bố mẹ chẳng đáng là bao so với họ. Lúc bàn bạc mẹ sẽ ở nhà nào, thì ai cũng cớ này cớ nọ, chẳng ai muốn mẹ về nhà mình. Anh trai cả thì bảo hai vợ chồng thường phải đi công tác xa, một tháng đến mấy lần, sẽ không có nhiều thời gian chăm sóc mẹ. Anh cả bảo nhà anh hai là hợp lý, vì chị dâu chỉ ở nhà nội trợ, chăm lo cho mẹ tốt nhất. Anh hai tỏ vẻ khó chịu, nói thẳng "Nhà tôi khách khứa quan trọng thường hay đến, họ thấy mẹ quê và trông lam lũ thế kia, dễ mất đối tác. Không lẽ có khách đến, tôi lại kêu mẹ "tạm lánh" hay sao?". Mẹ chồng chị đứng nghe lén ở cửa, nước mắt chảy ròng, tủi cực.

Cuộc giằng co kéo dài, dường như ai cũng không muốn nuôi mẹ, dù sẵn sàng bỏ tiền ra chu cấp cho mẹ nhiều đến mấy đi chăng nữa. Cuối cùng anh lên tiếng: "Các anh chị bận bịu như vậy thì em xin phép được đưa mẹ về chung sống với vợ chồng em, có vất vả mấy chăng nữa thì vợ chồng em cũng sẽ cố gắng. Mẹ thương con thương cháu, chắc rồi cũng hiểu được lòng con".

Chị chưa bao giờ nghĩ đến viễn cảnh một ngày nào đó sẽ sống chung với mẹ chồng trong cùng một mái nhà, không ngờ nó đến nhanh quá. Từ khi lấy anh, chị cũng ít khi gần gũi mẹ chồng. Mấy chị ở cơ quan thường hay ngồi tám chuyện mẹ chồng khiến chị phát hoảng. Có người còn nhắc chị: "Ở xa nhau thì mỗi lần gặp còn niềm nở, ân cần, đến khi sống chung thì chuyện nhỏ nhất cũng bị mang ra trách mắng".

Nhưng chỉ một tháng sống chung với mẹ, chị đã hiểu tấm lòng của mẹ. Chị đi làm tất bật ở cơ quan, có hôm nắng nôi, nghĩ tới cảnh về phải lo bữa cơm đã thấy mệt. Nhưng về nhà đã thấy mẹ dọn sẵn bàn ăn chờ con dâu về. Bữa trưa anh thường ăn ở cơ quan, có hai mẹ con ở nhà, thành ra lại có cơ hội gần gũi tâm sự. Có mẹ chồng, chị đỡ vất vả bao nhiêu việc nhà việc cửa. Lắm khi vợ chồng cãi nhau, mẹ lại là người hòa giải. Chị sinh đứa con đầu lòng, thật may là có mẹ chồng, nếu không, chị chẳng tài nào xoay xở nổi.

Anh kinh doanh thêm bên ngoài, muốn nhanh kiếm tiền mua nhà ở thành phố đắt đỏ này, chẳng may thua lỗ nặng. Nợ nần chồng chất, anh sinh chán nản, chị cũng lo âu. Mẹ chồng liền nói nhỏ với chị, trên tay cầm một bọc tiền: "Đây là số tiền mà bố mẹ tiết kiệm được bao năm nay từ tiền anh cả, anh hai và các con gửi về. Con cầm lấy mà trả nợ".

Chị cầm bọc tiền mà rưng rưng. Chị cũng từng có ngày tự viện cớ này cớ nọ để không phải nuôi mẹ, chỉ là không nói ra miệng mà thôi. Chị ôm chặt lấy mẹ, òa khóc như đứa trẻ. Đã sinh con nên chị mới thực sự hiểu cái nghĩa nặng của mẹ cha lúc nào cũng dành trọn vẹn cho các con yêu thương vô điều kiện.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn