Ngày 15/12, 160 đại biểu bao gồm các chuyên gia của Việt Nam, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và các đối tác quốc tế đã họp mặt tại tỉnh Ninh Thuận để dự Hội thảo quốc gia đầu tiên về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm.
Một bé gái đi học về giữa lúc ngập lụt ở huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận |
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết, trẻ em Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, tăng nguy cơ bị tổn thương nhiều mặt mà các em đang phải gánh chịu. Thiên tai kéo dài như hạn hán và xâm nhập mặn đã để lại hậu quả lâu dài đến trẻ em trong các lĩnh vực dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, bảo vệ trẻ em và bảo trợ xã hội.
Kể từ đầu năm 2016 đến nay, thiên tai tại Việt Nam đã làm 171 người chết, 30 người bị mất tích, gây thiệt hại về kinh tế hơn 37 nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ tính trong đợt mưa, lũ từ ngày 28/11 đến ngày 12/12 tại miền Trung đã làm 27 người chết, trong đó có 10 trẻ em, đáng tiếc nhất là có một số em bị chết ngay trên đường đi học về.
Kể từ đầu năm 2016 đến nay, thiên tai tại Việt Nam đã làm 171 người chết, 30 người bị mất tích, gây thiệt hại về kinh tế hơn 37 nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ tính trong đợt mưa, lũ từ ngày 28/11 đến ngày 12/12 tại miền Trung đã làm 27 người chết, trong đó có 10 trẻ em, đáng tiếc nhất là có một số em bị chết ngay trên đường đi học về.
Đại diện UNICEF, Đại sứ quán Nhật Bản và lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thăm và trao quà cứu trợ cho phụ nữ và trẻ em tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái |
Từ tháng 8/2016, UNICEF và Chính phủ Việt Nam đã tiến hành các hoạt động hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn tại 10 tỉnh thuộc vùng cao nguyên Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long từ nguồn vốn 2.5 triệu USD do Chính phủ Nhật bản tài trợ. Các hỗ trợ khẩn cấp của UNICEF đã đến được với khoảng 140.000 người dân ở Việt Nam.
Các đại biểu đã nhất trí xây dựng Chiến lược và Chương trình giảm thiểu rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm trong giai đoạn 2017-2021 tầm nhìn 2030. Chiến lược này sẽ tập trung xây dựng cơ chế điều phối tốt hơn giữa các bên liên quan để giảm thiểu những ảnh hưởng đối với trẻ em và tăng cường năng lực của các cơ quan cũng như của trẻ em, gia đình và cộng đồng.