Mọi người thường nói rằng tiền là công cụ để khiến cuộc sống trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy băn khoăn khi chia sẻ với người khác về những thông tin liên quan tới tiền bạc như số tiền kiếm được, chi tiêu ra sao và cách tiết kiệm hàng tháng.
Bao nhiêu tiền mới cho bạn được lối sống thoải mái và tạo ra cảm giác có giá trị trong mắt mọi người người là rất rộng. Còn việc không biết đàm phán về tiền bạc với những người mang tính quyết định quan trọng như quản lý, khách hàng hoặc người bạn đời thì chắc chắn phần thua thiệt sẽ thuộc về bạn.
Lấy công việc làm ví dụ. Khi đến kỳ xét lương tiếp theo, bạn sẽ chuẩn bị như thế nào? Bạn sẽ ngồi yên lặng và chấp nhận bất cứ điều gì nhà tuyển dụng nói? Hay bạn sẽ trang bị những lý lẽ và những gạch đầu dòng và ví dụ rõ ràng cho thấy giá trị của bạn đối với doanh nghiệp cần được công nhận khi tăng lương?
Nói lên và nêu rõ giá trị mà bạn mang lại cho doanh nghiệp. Ví dụ: Nếu bạn đang tham gia bán hàng, hãy tham dự cuộc họp đánh giá có trang bị thông tin chi tiết về số lượng giao dịch bạn đã đóng, lợi nhuận bạn đã đảm bảo, giá trị của bạn... Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ, liệt kê những thành công của bạn và lợi ích mà thành công đó mang tới đối với khách hàng và sự phát triển của công ty.
Dù công việc của bạn là gì, hãy dành thời gian để thực sự suy nghĩ xem nó đang ảnh hưởng đến công ty như thế nào. Trang bị cho mình những ví dụ thực tế về cách bạn đã mang lại giá trị, tiết kiệm tiền cho công ty, kiếm lợi nhuận như thế nào. Sau đó, hãy can đảm để nói rõ thông tin đó với nhà tuyển dụng. Bạn sẽ không chỉ nâng cao giá trị bản thân mà còn được công nhận nhiều hơn, thậm chí là tăng lương.
Nếu bạn làm việc cho chính mình, hãy làm theo cách tương tự và trả lời câu hỏi: Bạn có đang tính đủ cho giá trị mà chính mình tạo ra không? Lorraine Donegan, hiện đang là chuyên gia tài chính cá nhân chuyên nghiệp chia sẻ trong nhiều năm cô tư vấn cho khách hàng thân quen đều không tính phí dựa trên thời gian.
Khách hàng sẽ gọi điện để nhận thông tin cập nhật về các đãi ngộ về lương hưu, tiết kiệm hoặc thuế. Lorraine Donegan thường sẽ mất hàng giờ để hoàn thành và chưa bao giờ tính phí. Thế nhưng, Lorraine Donegan nhận ra rằng bản thân cần quý trọng thời gian. Cô đã thực hiện một bước dũng cảm để thông báo cho khách hàng rằng sẽ tính phí tư vấn dựa trên khoảng thời gian của mình.
"Họ đã phản ứng như thế nào ư? Đương nhiên, ban đầu họ hơi ngạc nhiên, nhưng giờ họ biết rằng đang trả tiền cho thời gian của tôi nên cần tập trung hơn, có tổ chức và cam kết đạt được kết quả. Bởi vì tôi coi trọng thời gian của mình, họ cũng vậy, và kết quả là tôi lợi nhuận từ việc tư vấn tài chính của tôi tăng lên đáng kể", Lorraine Donegan chia sẻ thêm.
Nhưng đừng chỉ áp dụng điều này tại nơi làm việc. Mang nó về nhà và áp dụng ở đó luôn. Tiền luôn được coi là một trong những lý do hàng đầu khiến các gia đình trẻ có sự rạn nứt tình cảm thậm chí là dẫn tới ly hôn. Nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ mà một bên kiếm được nhiều hơn bên kia, hoặc có thái độ khác nhau đối với nợ nần, chi tiêu hoặc tiết kiệm, thì bất đồng sẽ xảy ra một cách tự nhiên.
Vậy làm thế nào bạn có thể học cách trò chuyện tài chính tốt hơn với nửa kia của mình? Bắt đầu bằng cách hiểu tiền có ý nghĩa như thế nào đối với nhau. Đặt câu hỏi cụ thể và thực sự lắng nghe câu trả lời. Ví dụ, tiền có ý nghĩa như thế nào đối với bạn, đối với người bạn đời của bạn? Cả hai bạn đã có những kỷ niệm tích cực nào về đồng tiền từ thời thơ ấu? Những ký ức tiêu cực? Bạn muốn gì từ thu nhập trong tương lai?
Tiếp theo, lấy những gì bạn đã nghe được từ cuộc thảo luận đó và áp dụng nó vào kế hoạch cho cuộc sống tài chính trong tương lai. Hãy chỉ định ngày thứ Hai đầu tiên của mỗi tháng là "Ngày thứ Hai của tiền bạc" và ngồi lại với nhau để xem xét các hóa đơn, thói quen tiết kiệm và chi tiêu, đảm bảo mọi thứ đang đi đúng hướng.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn thì có thể tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài. Đừng ngần ngại gặp cố vấn tài chính vì công việc của họ là hiểu rõ tình hình tài chính và đưa bạn đi đúng hướng.
Alex Holder, tác giả của cuốn sách "Open Up" cũng đã chia sẻ các mẹo để làm quen với việc nói chuyện và đàm phán về tiền bạc.
Chúng ta cần thoải mái khi nói về tiền bạc. Nếu chúng ta không bao giờ nói về tiền bạc với bạn bè, người bạn đời hoặc cha mẹ thì khi cần, việc bắt đầu câu chuyện sẽ trở nên rất khó khăn.
Tiền là nguyên nhân hàng đầu gây ra căng thẳng và lo lắng. Vì vậy nếu bạn lo lắng khi thảo luận về chủ đề tiền bạc với ai đó, điều đầu tiên bạn cần thuyết phục bản thân mình không phải người duy nhất đang gặp vấn đề này. Khi đi với bạn bè, bạn có thể đặt ra câu hỏi chúng ta có thể "làm điều gì đó" với chi phí rẻ hơn không, sẽ dễ dàng hơn việc chê nó quá đắt.
Với người bạn đời, hãy nói về vấn đề tiền bạc khi họ đang có tâm trạng vui hoặc thoải mái chia sẻ. Đừng chỉ nói về tiền khi có một hóa đơn quá hạn, đó sẽ luôn là một cuộc trò chuyện căng thẳng. Kiểm tra các hóa đơn tiêu dùng thường xuyên với nhau, bởi một cuộc trò chuyện về tiền bạc sẽ không giải quyết được mọi thứ. Để trở nên dễ dàng, bạn cần thực hiện chúng thường xuyên.
Với đồng nghiệp, đó là việc nhận ra những gì bạn có thể thu được khi nói về tiền. Cuộc trò chuyện đầu tiên về tiền bạc dễ dàng nhất là với đồng nghiệp sắp rời khỏi nơi làm việc, bởi sự cạnh tranh trực tiếp không còn nữa. Bạn có thể khéo léo hỏi hỏi họ rằng công ty đã trả những gì.
Những trải nghiệm thời thơ ấu hoặc khi còn trẻ về tiền bạc có thể có tác động lớn đến chi tiêu và cách tiếp cận tài chính của bạn khi trưởng thành.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn