1. Da nổi những hạt nhỏ không ngứa có nguy hiểm không?
Da nổi hột giống như da gà không ngứa là vấn đề ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nó lại gây mất thẩm mỹ vùng da trong thời gian dài khiến cho người bệnh cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp cũng như gây ra sự bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, mọi người cần phải giữ gìn vệ sinh, chú trọng chế độ ăn uống và chăm sóc bảo vệ cơ thể trước những mối đe dọa từ môi trường.
Ngoài những tác động từ môi trường, tình trạng da nổi hạt nhưng không ngứa còn do một số bệnh lý gây nên:
- Dày sừng nang lông: Nguyên nhân gây bệnh là xuất phát từ việc tăng sản xuất sừng tại các phễu nang lông gây ra tình trạng bế tắc lỗ tạo ra các khối cồn nhỏ. Việc xuất hiện bệnh là do thói quen vệ sinh da không sạch sẽ, hệ miễn dịch kém, tác nhân môi trường do nguồn nước… Đây là bệnh lý mãn tính ở da, di truyền và có triệu chứng như nổi sần đỏ và hầu như không ngứa, chủ yếu ở dưới cánh tay, cẳng chân, đùi, mông…
- Vảy nến hồng: Là tình trạng nền da do một số loại virus tấn công trên da, da nổi hột to không ngứa và theo thời gian dài chúng sẽ đóng vảy khô, dễ bong tróc. Nếu người bệnh không chăm sóc da đúng cách sẽ xuất hiện ở những vùng như da cổ, ngực, bụng… Đối tượng chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi. Nguyên nhân gây ra có thể do môi trường, bởi các virus - một chủng virus có tên là Herpes (đây không phải là loại virus gây lên mụn rộp sinh dục).
- Mụn ẩn dưới da: Là loại mụn không viêm, không sưng, không đau nhưng lại nằm sâu trong nang lông. Mụn có biểu hiện là những nốt nhỏ li ti, không mọc riêng lẻ mà mọc theo cụm và ngày càng lan rộng ra khiến da trở lên sần sùi. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp xử lý đúng cách thì mụn sẽ trở nên viêm hoặc sưng. Nguyên nhân gây bệnh là do vệ sinh làn da sơ sài, lạm dụng mỹ phẩm, hay do thói quen sinh hoạt không lành mạnh, nội tiết tố.
- Ban xuất huyết: Cũng giống với phát ban nhưng phân bố thành chùm các đốm đỏ và không ngứa. Bệnh có thể biến mất trong vài ngày và gây không ít khó chịu nếu không may mắn mọc trong mí mắt hoặc khoang miệng.
- U xơ da: Các nốt sần màu hồng nhạt hoặc nâu, sưng tấy nhưng ít bị ngứa nếu không chạm vào, thường xuất hiện ở bất cứ vùng da nào nhưng điển hình là ở bàn chân. Đây là dạng rối loạn ở da khá phổ biến do các mô ở lớp biểu bì hoạt động quá mức gây ra.
- Phát ban do nhiệt độ cao: Xảy ra khi da bị kích ứng do tiếp xúc với nhiệt, do thời tiết quá nóng, khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn làm cho mồ hôi không thể thoát ra ngoài khiến da bị kích ứng gây đỏ.
- Tẩy tế bào chết: Mục đích để loại bỏ các chất bẩn bám lên da, khai thông các lỗ chân lông, chúng ta có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như: Đậu xanh, đậu đỏ, cám gạo, bùn khoáng…
- Thoa kem dưỡng ẩm: Da khô cũng gây ra những tình trạng viêm da. Vì vậy, nên dùng các loại kem dưỡng ẩm không có mùi thơm, không chứa ancol để giữ độ ẩm cho da.
- Thoa tinh dầu: Có thể sử dụng tinh dầu dừa, dầu olive, massage vùng da bị tổn thương giúp mềm da tăng độ ẩm và đẻ da có độ đàn hồi.
Nếu xuất hiện tình trạng nổi hạt nhỏ nhưng không ngứa do bệnh lý, các bạn nên đến bệnh viện để thăm khám và dùng theo đơn thuốc được chỉ định. Cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa với mục đích tránh gặp tình trạng bệnh không thuyên giảm, ngược lại gây nặng hơn do dị ứng với các thành phần thuốc.
Tùy thuộc vào bệnh lý và tác nhân gây bệnh, người bệnh sẽ được kê thuốc uống, thuốc bôi hoặc kết hợp điều trị cả bên trong và bên ngoài như thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc chứa corticoid liều nhẹ, thuốc bôi chứa acid salicylic.
Để tránh gặp các bệnh lý về da cũng như tình trạng nổi hạt nhỏ mà không ngứa, các bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên vệ sinh da đúng cách, thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn da.
- Không gãi, bóc hay gỡ các chỗ tổn thương trên da để không làm cho da tổn thương nặng hơn.
- Không tắm bằng nước nóng vì nước nóng sẽ gây thêm tình trạng khô da khiến da bị sần sùi bong tróc vảy mà nên sử dụng nước có độ ấm vừa phải.
- Trong thời gian điều trị các bệnh ngoài da người bệnh nên chú ý lựa chọn các trang phục mỏng, nhẹ, thấm hút mồ hôi để dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
- Nên uống nước đủ lượng mà cơ thể cần cho mỗi ngày và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường bổ sung các sản phẩm giàu vitamin, khoáng chất và Omega -3 giúp da sáng khỏe và cân bằng độ ẩm tự nhiên.
- Bảo vệ, che chắn cẩn thận cho làn da khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây kích ứng cho da.
- Nên ngủ đủ giấc và tránh thức khuya. Việc thức khuya có thể khiến những nốt sần trên da trở nên nặng nề hơn.
- Cần hạn chế trang điểm, sử dụng các loại hóa mỹ phẩm và các sản phẩm dưỡng da.
Trên đây là những giải đáp về tình trạng: "Da nổi những hạt nhỏ không ngứa có nguy hiểm không?". Để có làn da khỏe mạnh thì việc cần thiết nhất là chúng ta nên vệ sinh đúng cách, rèn luyện thể dục thể thao và có một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Nguồn tham khảo:
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn