Đại gia đình ai cũng có 12 ngón tay, chân

09:04 | 22/11/2016;
Tình trạng thừa ngón của 25 thành viên trong một gia đình ở miền Bắc Ấn Độ khiến họ gặp nhiều trở ngại trong việc cầm nắm, chọn giày, thậm chí là kết hôn.
Gia đình của ông Krishna Choudhary sống trong ngôi làng nhỏ ở vùng Gaya, thành phố Bihar, miền Bắc Ấn Độ, gồm có 25 thành viên. Tất cả những thành viên này đều có 6 ngón tay và 6 ngón chân ở mỗi bàn tay/chân. Điều này khiến gia đình ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.
Gia đình của ông Krishna Choudhary sống trong ngôi làng nhỏ ở vùng Gaya, thành phố Bihar, miền Bắc Ấn Độ, gồm có 25 thành viên. Tất cả những thành viên này đều có 6 ngón tay và 6 ngón chân ở mỗi bàn tay/chân. Điều này khiến gia đình ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.
Ông Krishna (áo kẻ) là một công nhân, hiện đã 50 tuổi. Ông cho biết mọi người trong gia đình ông đều có sức khỏe tốt, không ai mắc bệnh tật gì, tuy nhiên các con ông chỉ vì chuyện nhiều ngón tay ngón chân hơn bình thường mà gặp khó khăn trong cuộc sống.
Ông Krishna (áo kẻ) là một công nhân, hiện đã 50 tuổi. Ông cho biết mọi người trong gia đình ông đều có sức khỏe tốt, không ai mắc bệnh tật gì, tuy nhiên các con ông chỉ vì chuyện nhiều ngón tay ngón chân hơn bình thường mà gặp khó khăn trong cuộc sống.
Chị dâu của ông cho rằng, tình trạng thừa ngón này là phúc lành của ông trời ban tặng cho gia đình họ: “Tôi cảm thấy đây là phước lành dành cho chúng tôi, nếu không thì không thể nào mỗi người trong gia đình đều có tình trạng như vậy. Đây nhất định là một thông điệp từ thượng đế”.
Chị dâu của ông cho rằng, tình trạng thừa ngón này là phúc lành của ông trời ban tặng cho gia đình họ: “Tôi cảm thấy đây là phước lành dành cho chúng tôi, nếu không thì không thể nào mỗi người trong gia đình đều có tình trạng như vậy. Đây nhất định là một thông điệp từ thượng đế”.
Trái với ý kiến của chị dâu ông Krishna, một số thành viên trong gia đình cho rằng mình bị nguyền rủa. Trẻ nhỏ của nhà Choudhary đến tuổi đi học gặp khó khăn trong việc cầm bút, con gái đến tuổi lấy chồng thì khó kết hôn.
Trái với ý kiến của chị dâu ông Krishna, một số thành viên trong gia đình cho rằng mình bị nguyền rủa. Trẻ nhỏ của nhà Choudhary đến tuổi đi học gặp khó khăn trong việc cầm bút, con gái đến tuổi lấy chồng thì khó kết hôn.
“Một cô con gái của tôi từng yêu tới 4 lần, khi đối phương phát hiện ra cháu có 6 ngón đều từ chối kết hôn. Tôi không hiểu tại sao và việc này là một đả kích lớn đối với cháu”, ông Krishna chia sẻ.
“Một cô con gái của tôi từng yêu tới 4 lần, khi đối phương phát hiện ra cháu có 6 ngón đều từ chối kết hôn. Tôi không hiểu tại sao và việc này là một đả kích lớn đối với cháu”, ông Krishna chia sẻ.
Bé Manisha Choudhary 1 tuổi, hiện là thành viên nhỏ nhất trong gia đình có 12 ngón tay ngón chân.
Bé Manisha Choudhary 1 tuổi, hiện là thành viên nhỏ nhất trong gia đình có 12 ngón tay ngón chân.
Từ trái qua phải là Raju Choudhary 11 tuổi, Pintu Choudhary 10 tuổi, Pawan Choudhary 10 tuổi, và Sunny Choudhary 14 tuổi. Bốn cậu con trai của ông Krishna đều có 12 ngón tay và 12 ngón chân.
Từ trái qua phải là Raju Choudhary 11 tuổi, Pintu Choudhary 10 tuổi, Pawan Choudhary 10 tuổi, và Sunny Choudhary 14 tuổi. Bốn cậu con trai của ông Krishna đều có 12 ngón tay và 12 ngón chân.
Ông Krishna thừa nhận, ông và các con đều gặp khó khăn trong việc tìm chọn giày phù hợp thoải mái, vì vậy họ buộc phải đi dép tông. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài đi dép tông và cũng không có đủ điều kiện để đặt may giày riêng”, ông chia sẻ.
Ông Krishna thừa nhận, ông và các con đều gặp khó khăn trong việc tìm chọn giày phù hợp thoải mái, vì vậy họ buộc phải đi dép tông. “Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài đi dép tông và cũng không có đủ điều kiện để đặt may giày riêng”, ông chia sẻ.
Nói đến nguồn gốc của tình trạng này, ông cho biết: “Cả bố và ông nội tôi đều có 12 ngón tay chân, tôi và các anh chị em trong nhà cũng vậy, nên các con cháu của chúng tôi cũng đều chịu ảnh hưởng
Nói đến nguồn gốc của tình trạng này, ông cho biết: “Cả bố và ông nội tôi đều có 12 ngón tay chân, tôi và các anh chị em trong nhà cũng vậy, nên các con cháu của chúng tôi cũng đều chịu ảnh hưởng".
Bác sĩ Aayush Gupta, giáo sư khoa da liễu của trường Đại học Y Patil ở thành phố Pune, cho biết: “Thuật ngữ y học của tình trạng dị thường này là Polydactyly (hay còn gọi là dị tật thừa ngón), là một loại bệnh di truyền, thường do gen trội gây ra. Loại bệnh này thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ gây gánh nặng tâm lý cho người bị bệnh.
Bác sĩ Aayush Gupta, giáo sư khoa da liễu của trường Đại học Y Patil ở thành phố Pune, cho biết: “Thuật ngữ y học của tình trạng dị thường này là Polydactyly (hay còn gọi là dị tật thừa ngón), là một loại bệnh di truyền, thường do gen trội gây ra. Loại bệnh này thường không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng sẽ gây gánh nặng tâm lý cho người bị bệnh.
Về phương pháp xử lý, bác sĩ cho biết phẫu thuật là cách đơn giản nhất: “Thông thường cắt bỏ đi một ngón tay hay ngón chân thừa sẽ không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên chi phí phẫu thuật có thể sẽ khá cao”.
Về phương pháp xử lý, bác sĩ cho biết phẫu thuật là cách đơn giản nhất: “Thông thường cắt bỏ đi một ngón tay hay ngón chân thừa sẽ không gây ra vấn đề gì, tuy nhiên chi phí phẫu thuật có thể sẽ khá cao”.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn