Tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm mẹ, nhưng cũng âm thầm để lại những cơn đau quằn quại ở vùng bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt – hay còn gọi là đau bụng kinh. Nó thường xuất hiện từ thời điểm dậy thì cho đến lúc mãn kinh, là một hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo ngại.
Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe và cơ địa mà cơn đau sẽ rất nhẹ nhàng hoặc dữ dội. Có người chẳng hề thấy đau đớn gì khi "tới ngày" hoặc chỉ đau âm ỉ nhẹ nhàng, nhưng lại số ít trường hợp sẽ đau bụng dữ dội làm cản trở sinh hoạt. Chứng đau bụng kinh quằn quại này có thể xuất hiện bởi nhiều tác động như:
- Do cơ thể tiết hormone Prostagladin quá nhiều khi đến tháng. Cụ thể, đây là một loại hormone có tác dụng giúp bạn cảm nhận cơn đau hoặc quá trình viêm.
- Do một số bệnh lý hoặc dị tật tử cung khiến máu kinh khó thoát ra bên ngoài, từ đó gây đau bụng dai dẳng.
- Do lực co thắt tử cung quá lớn.
- Stress, căng thẳng hoặc ăn uống thất thường trong kỳ kinh nguyệt.
Theo Hiệp hội Bác sĩ Sản phụ khoa Mỹ (ACOG), vì tháng nào phụ nữ cũng phải gặp "ngày đèn đỏ" nên chứng đau bụng kinh dữ dội sẽ rất dễ xuất hiện nếu không sinh hoạt lành mạnh. Do đó, chị em cần tuyệt đối tránh làm 5 việc sau trong kỳ kinh nguyệt kẻo phải ôm bụng mà khóc vì quá đau, chưa kể còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và nhan sắc.
Theo Nita Landry – bác sĩ sản phụ khoa kiêm đồng sáng lập chương trình The Doctor, muốn nhanh hết đau bụng kinh thì chị em cần quan tâm nhiều hơn đến những gì mình ăn hàng ngày. Cụ thể, thức ăn mặn sẽ làm cơ thể tích nước và gây đầy hơi, trong khi đồ dầu mỡ sẽ làm tăng tiết prostaglandin khiến tử cung co bóp.
"Cơ thể càng tích nước thì tử cung càng co thắt mạnh hơn, khiến phụ nữ đau mãi không dứt. Vậy nên, dù muốn ăn đến đâu thì bạn cũng phải hạn chế và chờ hết kỳ kinh nguyệt rồi ăn sẽ tốt hơn" – tiến sĩ Nita chia sẻ.
Thời điểm "rớt dâu" luôn khiến cho phụ nữ mệt mỏi trong người, khiến ai nấy đều có xu hướng lười vận động. Nhưng thực tế, tập thể dục thường xuyên chính là cách tốt nhất để giảm thiểu các triệu chứng đau mỏi trong ngày kinh. Chỉ cần tập nhẹ 30 phút/ngày, bạn đã giúp cơ thể giải phóng nhiều endorphin – một chất giúp giảm đau tự nhiên và làm tâm trạng bớt thất thường hơn.
Một nghiên cứu còn chứng minh rằng, tập thể dục vào lúc hành kinh còn tăng nồng độ hormone nữ, giảm đau đầu, chuột rút hoặc đau lưng… Bạn chỉ cần đi bộ nhẹ, tập yoga hoặc pilates để cơ thể hoạt động một cách nhẹ nhàng. Không nên tập gắng sức để tránh phản tác dụng.
Thiếu ngủ luôn là nguyên nhân hàng đầu làm da xấu, mắt thâm và gây stress. Lâu dần tác động nặng nề đến cơ thể, kích thích nó sản sinh ra cortisol – một loại hormone gây căng thẳng khiến "ngày đèn đỏ" nặng hơn, đau hơn.
Vậy nên, nếu muốn giảm cường độ đau bụng kinh thì chẳng có cách gì tốt hơn là ngủ sớm. Cố gắng duy trì ngủ trước 11 giờ và dậy sớm, không thức khuya xem phim hay lướt web. Ngoài ra, buổi trưa chị em cũng nên ngủ ngắn lại để buổi tối khỏi mất ngủ.
Tất cả các loại cà phê, nước ngọt hay trà… đều chứa lượng lớn caffeine khiến mạch máu co lại. Lúc này máu sẽ không thể chảy đến tử cung và khiến no co bóp dữ dội hơn.
Tiến sĩ Nita khuyên rằng, bạn không nên cắt bỏ hoàn toàn caffeine ra khỏi khẩu phần hàng ngày vì sẽ làm cơ thể không thích nghi kịp. Thay vào đó, bạn hãy giảm từ từ từng chút một đến khi nào thấy những cơn đau bụng kinh bớt hẳn. Nhưng tốt nhất vẫn là tập cho mình thói quen không lạm dụng caffeine.
Cũng giống như caffeine, nicotine trong thuốc lá cũng khiến các mạch máu trong tử cung bị co lại. Thế nên nếu có hút thuốc thì chị em phải bỏ ngay kẻo cả tử cung lẫn phổi đều "lâm nguy".
- Uống trà gừng hoặc dùng các lát gừng cắt mỏng, đắp lên vùng bụng dưới 5 – 7 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.
- Xoa nhẹ vùng bụng dưới với dầu.
- Tránh 5 thói quen trên để cơn đau bụng kinh giảm dần.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Chườm ấm bụng hoặc tắm nước nóng.
- Uống nước ấm và có chế độ sinh hoạt phù hợp.
Theo Essence, Heathline
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn