Ngày 9/10, một nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa đã tưới nửa lít xăng xung quanh phòng y tế trường học rồi châm lửa đốt trong sự hò reo, cổ vũ của bạn bè phía sau.
Trước đó, cô đăng tải 1 status trên Facebook "châm lửa đốt trường", nếu được 1.000 like (thích) sẽ châm lửa đốt trường. Không ngờ số like nhanh chóng vượt mức 1.000. Cô bị bạn bè ép, dọa phải làm như những gì đã nói nếu không sẽ bị đánh. Chỉ nửa lít xăng, ngọn lửa đã bùng lên, cháy một góc phòng y tế, sát phòng Phó hiệu trưởng Trường THCS Phạm Ngũ Lão (thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa). May mắn sau đó lửa đã được dập tắt, riêng cô gái đốt trường cũng bị cháy xém tóc và bỏng nhẹ.
Trước đó, cô đăng tải 1 status trên Facebook "châm lửa đốt trường", nếu được 1.000 like (thích) sẽ châm lửa đốt trường. Không ngờ số like nhanh chóng vượt mức 1.000. Cô bị bạn bè ép, dọa phải làm như những gì đã nói nếu không sẽ bị đánh. Chỉ nửa lít xăng, ngọn lửa đã bùng lên, cháy một góc phòng y tế, sát phòng Phó hiệu trưởng Trường THCS Phạm Ngũ Lão (thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa). May mắn sau đó lửa đã được dập tắt, riêng cô gái đốt trường cũng bị cháy xém tóc và bỏng nhẹ.
Nữ sinh tại Khánh Hòa đã phóng hỏa đốt trường sau khi status "châm lửa đốt trường" vượt quá 1.000 like |
Trước đó, vào cuối tháng 9/2016, một thanh niên ở Sài Gòn cũng đăng tải 1 bức hình lên Facebook, kèm theo dòng status: "Việt Nam nói là làm! Bức hình này nếu đủ 40k like tôi đổ xăng từ trên người xuống, lấy hộp quẹt tự đốt người rồi nhảy xuống cầu Tân Hóa. Đủ like sẽ làm, tôi nói tôi làm! Share mạnh, có cái hay hấp dẫn để xem".
Chỉ trong ngày hôm đó, status đạt mức trên 80.000 lượt like, gần 10 ngàn lượt bình luận và trên 5 ngàn lượt chia sẻ. Sự kiện đó cũng khiến hàng trăm người hiếu kỳ đổ về khu vực cầu Tân Hóa, quận Tân Phú, để chứng kiến hành động "Nói là làm" của thanh niên này. Kết quả, thanh niên này mua xăng, tự tưới lên người, tự đốt rồi nhảy xuống kênh và không quên nhờ bạn quay lại clip để chứng minh hành động "Nói là làm".
Theo thạc sĩ Tâm lý học Trần Thị Thu Vân, Phòng khám Chăm sóc giảm nhẹ - Tâm lý, BV Đại học Y Dược TP HCM, ghi nhận gần đây trên Facebook xuất hiện xu hướng có thể xem như trào lưu rất nguy hiểm "Nói là làm" từ một số bạn trẻ quá khích. Các Facebooker này thích đăng tải những nội dung gây sốc, chẳng hạn như thách thức nếu nhận đủ số lượt thích hay chia sẻ nhất định thì sẽ tẩm xăng lên người hoặc nhảy xuống cầu, không mặc quần áo khi dạo phố...
Chỉ trong ngày hôm đó, status đạt mức trên 80.000 lượt like, gần 10 ngàn lượt bình luận và trên 5 ngàn lượt chia sẻ. Sự kiện đó cũng khiến hàng trăm người hiếu kỳ đổ về khu vực cầu Tân Hóa, quận Tân Phú, để chứng kiến hành động "Nói là làm" của thanh niên này. Kết quả, thanh niên này mua xăng, tự tưới lên người, tự đốt rồi nhảy xuống kênh và không quên nhờ bạn quay lại clip để chứng minh hành động "Nói là làm".
Status của nam thanh niên nhanh chóng được cộng đồng hưởng ứng |
"Nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý cho thấy, khi một người nhận được nhiều lượt like, comment trên Facebook, não của họ tăng cường tiết dopamine mang lại cảm giác hưng phấn và lệ thuộc. Đây được xem là một hóa chất hạnh phúc xuất phát từ đỉnh thân não, một trong các vùng nguyên sơ nhất của não. Cơ chế này xảy ra tương tự khi ăn một mẩu chocolate, sinh hoạt tình dục, nghe một khúc nhạc, thắng một trò chơi, uống rượu, hít heroin, hút thuốc lá, uống thuốc ngủ...", bà Thu Vân nói.
Cũng theo thạc sĩ Thu Vân, một người tham gia vào mạng xã hội và đăng tải các thông tin trước hết do nhu cầu tự thể hiện bản thân, sau đó muốn được nhiều người biết đến, được thể hiện, được ghi nhận, thỏa mãn một số nhu cầu về mặt tâm lý như khẳng định “cái tôi”, xây dựng hình ảnh... Đặc biệt, một số bạn trẻ trong giai đoạn xây dựng hình tượng người trưởng thành, càng có nhu cầu được mọi người ủng hộ, chia sẻ, cổ vũ. Đó là lí do họ sẵn sàng đăng những dòng trạng thái gây sốc chỉ để nhận được vài chục nghìn lượt like, comment, share...
Cũng theo thạc sĩ Thu Vân, một người tham gia vào mạng xã hội và đăng tải các thông tin trước hết do nhu cầu tự thể hiện bản thân, sau đó muốn được nhiều người biết đến, được thể hiện, được ghi nhận, thỏa mãn một số nhu cầu về mặt tâm lý như khẳng định “cái tôi”, xây dựng hình ảnh... Đặc biệt, một số bạn trẻ trong giai đoạn xây dựng hình tượng người trưởng thành, càng có nhu cầu được mọi người ủng hộ, chia sẻ, cổ vũ. Đó là lí do họ sẵn sàng đăng những dòng trạng thái gây sốc chỉ để nhận được vài chục nghìn lượt like, comment, share...
"Việc này có thể gây ra nhiều tác hại tiêu cực đến chính bản thân người đăng status cũng như việc học tập, sinh hoạt, cuộc sống của những người xung quanh. Ví dụ một Facebooker tự thiêu vì lời hứa trên mạng sẽ gây mất trật tự xã hội, phiền lụy cho lực lượng công an trong công tác giải cứu. Bản thân các em cũng bị những bất ổn về mặt tâm lý, đời sống, tinh thần, thậm chí đe dọa tính mạng...", thạc sĩ Thu Vân chia sẻ.
Để can thiệp nhằm giải tỏa tâm lý cho người có hành vi bất ổn này, các nhà tâm lý phải tìm hiểu thông tin và nguyên nhân cụ thể xuất phát từ chính bản thân người đó như trò chuyện, tìm hiểu bối cảnh sống, tình hình ở trường học, các mối quan hệ với gia đình, xã hội...; Từ đó, giúp đỡ, đồng thời thực hiện các biện pháp chuyên môn giúp các em bộc lộ bản thân, hiểu được tác hại của các hành vi đó mà tránh xa.
Để can thiệp nhằm giải tỏa tâm lý cho người có hành vi bất ổn này, các nhà tâm lý phải tìm hiểu thông tin và nguyên nhân cụ thể xuất phát từ chính bản thân người đó như trò chuyện, tìm hiểu bối cảnh sống, tình hình ở trường học, các mối quan hệ với gia đình, xã hội...; Từ đó, giúp đỡ, đồng thời thực hiện các biện pháp chuyên môn giúp các em bộc lộ bản thân, hiểu được tác hại của các hành vi đó mà tránh xa.