Trong tuần thi thứ nhất (từ 10h00 ngày 4/5/2020 đến 9h00 ngày 11/05/2020), đã có 13.118 người tham dự với 17.604 lượt dự thi và 3192 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.
Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần 1 của Cuộc thi
Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 24h sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.
Người đạt giải có thể nhận trực tiếp tại địa chỉ: Ban Tuyên giáo Trung ương Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, 68, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội hoặc nhận thưởng theo hình thức chuyển khoản.
Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com
01 Giải Nhất:
Nguyễn Thị Yến – Điện thoại: xxxxxx5863; Dự đoán người trả lời đúng: 3200 – Thời gian tham gia: 11:34:50 | 04/05/2020
02 Giải Nhì
Công Thị Tuyết Lan – Điện thoại: xxxxxx4858; Dự đoán số người trả lời đúng: 3200 – Thời gian tham gia: 17:13:56 | 04/05/2020
Phàn Thị Dê – Điện thoại: xxxxxx2514; Dự đoán số người trả lời đúng: 3200 – Thời gian tham gia: 10:27:25 | 07/05/2020
03 Giải Ba
Phan Lê Hồng Hạnh – Điện thoại:xxxxxx7621; Dự đoán số người trả lời đúng: 3200 – Thời gian tham gia: 09:12:18 | 09/05/2020
Trần Thị Tư – Điện thoại: xxxxxx3592; Dự đoán số người trả lời đúng: 3200 – Thời gian tham gia: 13:55:16 | 09/05/2020
Trần Thị Kim Chung – Điện thoại: xxxxxx 1474; Dự đoán số người trả lời đúng: 3200 – Thời gian tham gia: 14:13:04 | 09/05/2020
Đáp án của tuần 1:
Câu 1. "Cần tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ mục đích là mưu quyền lợi cho phụ nữ, để phụ nữ được triệt để giải phóng" là nội dung được Đảng đề ra ở văn kiện Hội nghị nào?
Đáp án: Phương án a. Hội nghị Trung ương lần thứ nhất
Câu 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập năm nào?
Đáp án: Phương án a. năm 1930
Câu 3. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945), những tổ chức phụ nữ nào sau đây đã được thành lập?
Đáp án: Phương án d. Tất cả các phương án trên
Câu 4. Những tổ chức phụ nữ trên đã thực hiện những hoạt động cách mạng nào trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)?
Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên
Câu 5. "Chống những tập quán duy trì người phụ nữ trong cảnh nô lệ, trong tình trạng bất bình đẳng với nam giới. Bình đẳng nam nữ" là chủ trương được Đảng nêu ra tại Hội nghị trung ương II ( năm 1936). Hội nghị này được tổ chức ở đâu?
Đáp án: Phương án b. Thượng Hải
Câu 6. Các tầng lớp phụ nữ tham gia trong phong trào "Đông Dương Đại hội" diễn ra vào thời kỳ Cuộc vận động dân chủ (1936-1939)?
Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên
Câu 7. Đoàn phụ nữ Cứu quốc được thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
Đáp án: Phương án c. 16/6/1941
Câu 8. Các hoạt động Cách mạng của Đoàn phụ nữ Cứu quốc?
Đáp án: Phương án d. Cả 3 phương án trên
Câu 9. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho cả dân tộc ta" về vị nữ tướng nào?
Đáp án: Phương án a. Nguyễn Thị Định
THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 1
1. Trước năm 1930 đã có nhiều tổ chức phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thành lập: Phụ nữ tương tế, Gánh hát nữ Đồng Khánh, Nữ công Học hội…
Năm 1930, tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sản từ ngày 6/1/1930- 8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng.
Từ ngày 14-31/10/1930, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận cương Chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như "phụ nữ hiệp hội". Đồng thời Trung ương Đảng đã đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Với tính chất quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930 đã đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế, trước yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng mới, Đảng đã quyết định thành lập tổ chức Hội lấy tên là Hội LHPN Việt Nam với nòng cốt là Đoàn phụ nữ Cứu quốc, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ trên mọi mặt lĩnh vực. Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà Nội.
Với tính chất như trên, căn cứ Điều lệ phụ nữ Liên hiệp Hội, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(1974) đã quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam. Tại thông báo số 382-TB/TW ngày 15/10/2010 của BCH TƯ Đảng, Ban Bí thư đồng ý lấy ngày 20/10 hàng năm là ngày Phụ nữ Việt Nam.
Tại Hội nghị TW lần thứ 2, vào tháng 7/1936 tại Thượng Hải, Trung Quốc, nói về những nhiệm vụ cơ bản của Đảng đối với công tác phụ nữ và những người lao động trẻ, Đảng nêu chủ trương đấu tranh:
- Chống những tập quán duy trì người phụ nữ trong cảnh nô lệ, trong tình trạng bất bình đẳng với nam giới. Bình đẳng nam nữ
- Tiền công ngang nhau đối với nam và nữ công nhân
- Nghỉ hai tháng trước và hai tháng sau khi sinh để với tiền lương đầy đủ do chủ và nhà nước trả. Xây dựng vườn trẻ cho con cái người lao động mà không phải trả tiền.
Trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, đã có nhiều tổ chức phụ nữ cách mạng được thành lập như Hội Phụ nữ Dân chủ, Hội Phụ nữ Giải phóng, Hội Phụ nữ Phản đế, Hội phụ nữ Cứu quốc và tất cả các Hội phụ nữ nêu trên đã được hợp nhất sau Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần I năm 1950. Các tổ chức phụ nữ trong thời gian này đã vận động phụ nữ tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau:
- Trong cao trào Cách mạng (1930-1931), phụ nữ là lực lượng đông đảo trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành…đấu tranh đòi giảm sưu thuế và đòi quyền tự do dân chủ điển hình như phong trào nổi dậy của nông dân Thái Bình; cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Dệt Nam Định, công nhân đồn điền Phú Riềng.
- Ở thời kỳ vận động dân chủ 1936- 1939, phụ nữ tham gia đấu tranh công khai, tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ trương, đường lối đấu tranh cách mạng và công tác vận động phụ nữ của Đảng. Việc tuyên truyền được triển khai theo từng tổ chức quần chúng phù hợp với từng ngành nghề và điều kiện sinh hoạt. Trong đó, Hội Phụ nữ dân chủ" và "Hội Phụ nữ giải phóng" làm nòng cốt vận động, tập hợp các tầng lớp phụ nữ.
- Thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945), "Hội Phụ nữ phản đế", "Đoàn Phụ nữ cứu quốc"động viên phụ nữ tham gia các hoạt động của Đảng; gia nhập Mặt trận Việt Minh, tham gia các đội vũ trang tuyên truyền.
- Ngày 19-5-1941, Mặt trận Vìệt Minh được thành lập nhằm thu hút đông đảo các tẩng lớp nhân dân tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực hiện chủ trương của Đảng và Mặt trận Việt Minh, ngày 16-6-1941, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc ra đời, tiếp tục sự nghiệp của Hội Phụ nữ Giải phóng, Hội Phụ nữ Dân chủ, Hội Phụ nữ Phản đễ... Đoàn làm nhíệm vụ tuyên truyền, động viên phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Mính, gia nhập các đoàn thể cứu quốc, đánh Pháp đuổi Nhật. Đoàn Phụ nữ Cứu quốc các địa phương theo đó được tổ chức: Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thải N guyên, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình… Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng… và các tỉnh Nam Bộ.
Với sự lớn mạnh của Đoàn phụ nữ Cứu quốc, các tổ chức phụ nữ đã đóng góp rất lớn vào thành công Cách mạng tháng 8/1945. Bà Hoàng Ngân là người lãnh đạo đầu tiên của Đoàn phụ nữ cứu quốc. Tôn chỉ hoạt động của Đoàn Phụ nữ Cứu quốc: đoàn kết hết thảy chị em phụ nữ Việt Nam có lòng yêu nước để mưu lợi ích hàng ngày cho phụ nữ, để cùng các đoàn hẻ khác đánh Nhật đuổi Pháp làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập. Tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, lạng Sơn, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc tích cực đóng góp vào xây dựng căn cứ địa các mạng – chiếc nôi nuôi dưỡng lực lượng chính trị và vũ trang cách mạng. Tại các vùng trung du và miền xuôi như Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yến, Phú Thọ, Hà Nam, Sơn Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Quảng Bình… phụ nữ gia nhập các đội tự vệ chung cả nam và nữ hoặc những đội riêng nữ. Các đội tự vệ bí mật tập luyện trong rừng, trong vườn nhữ tự vệ Quỳnh Lưu (Xã Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình), thậm chí ngay trong buồng ngủ như nữ tự vệ thôn Trình Phố (Thái Bình). Nhiều chị gia nhập hàng ngũ các đơn vị vũ trang chính thức đầu tiên của Đảng.
2. Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1936, vừa tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng. Hai năm sau (1938) bà được đứng vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Đông Dương. Trong thời gian bị biệt giam tại nhà tù Bà Rá, tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước), bà vẫn nêu cao ý chí kiên cường, bất khuất của người cách mạng. Sau khi được thả, bà tiếp tục hoạt động cách mạng. Vào năm 1945, Bà đã tham gia giành chính quyền ở TX. Bến Tre (nay là TP.Bến Tre) trong Tổng khởi nghĩa tháng 8. Năm 1946, Bà là thuyền trưởng đầu tiên của "Đoàn tàu không số huyền thoại" vượt biển ra miền Bắc báo cáo với Trung ương Đảng và Bác Hồ về tình hình cách mạng miền Nam sau Hiệp định sơ bộ 6.3.
Năm 1960, Bà là một trong những người lãnh đạo Đồng khởi Bến tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đượt I (17.1.1960) ở ba điểm xã Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày hiện nay) thắng lợi, mở đầu cho Phong trào Đồng Khởi trong tỉnh và toàn miền Nam sau này.
Năm 1964, trong Đại hội dân tộc giải phóng miền Nam lần thứ nhất, bà được bầu làm Ủy viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận. Năm 1965, bà giữ chức Phó Tư lệnh quân Giải phóng miền Nam; tại đại hội Phụ nữ toàn miền Nam, bà làm Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam. Năm 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng quân đội nhân dân Việt Nam.
Tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V( 19- 20/5/1982) tại Thủ đô Hà Nội, Bà Nguyễn Thị Định được bầu làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn