Đạp xe là một bộ môn thể thao được rất nhiều người lựa chọn nhằm tăng cường sức khỏe. Điều này rất tốt bởi nhiều lợi ích mà đạp xe mang lại thật sự có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích tốt, đạp xe cũng mang đến những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe sinh sản của người tập. Vậy tác hại của việc đạp xe đạp là gì?
Đạp xe có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là câu trả lời được các chuyên gia nghiên cứu và đưa ra:
Đối với nam giới:
Khi đạp xe, khu vực hai đùi, háng và bộ phận sinh dục luôn trong tư thế khép lại. Các động tác chuyển động của chân sẽ tác động vào khu vực này của nam giới khiến đẩy hai tinh hoàn vào thế bị cọ xát liên tục. Việc này tăng nhiệt độ lên cao và làm xộc xệch dây dẫn tinh. Từ đó là yếu tố nguy cơ dẫn đến chất lượng tinh trùng kém, gây vô sinh ở nam giới.
Tuy nhiên cũng không hẳn bất kỳ ai cũng gặp tác hại của việc đạp xe đạp tới khả năng sinh sản. Những yếu tố này thường chỉ xảy ra ở một vài vận động viên đua xe chuyên nghiệp và thi đấu trong nhiều năm.
Đối với nữ giới:
Ở nữ giới, bộ phận chịu tác động nhiều nhất khi đạp xe là vùng xương chậu. Khu vực này bao gồm cả bộ phận sinh dục và hậu môn. Các động tác chuyển động mạnh trong quá trình đạp xe khiến vùng này cọ xát nhiều với yên xe dễ làm giảm phần nhạy cảm ở bộ phận sinh dục của nữ giới. Trường hợp nặng có thể dẫn đến giảm cảm giác ham muốn của phụ nữ.
Tuy nhiên, các tác hại của việc đạp xe đạp đối với khả năng sinh sản nêu phía trên đều do đạp xe quá nhiều hoặc đạp xe không đúng cách là chủ yếu. Nếu bạn luyện tập với tần suất và cường độ phù hợp cũng như đúng cách thì đạp xe lại mang lại lợi ích vô cùng tốt.
Để đạp xe đúng cách và làm giảm các tác hại có thể xảy đến, người tập cần tuân thủ những điều sau đây:
- Để cơ thể không bị mất năng lượng khi đạp xe người tập nên ăn nhẹ trước khi bắt đầu khoảng 1 đến 2 tiếng. Hoặc có thể dùng thêm một ly sữa, nước hoa quả để bố sung năng lượng.
- Khởi động kỹ trước khi bắt đầu đạp xe là vô cùng quan trọng để tránh các chấn thương không đáng như căng cơ, chuột rút,... Một vài động tác khởi động bao gồm: xoay cổ chân cổ tay, bật nhảy tại chỗ, bật nhảy tại chỗ, chạy bộ...
- Chú ý mặc quần áo thoải mái và phù hợp khi đạp xe. Quần áo quá chật hay quá rộng đều không tốt. Quần áo quá rộng sẽ gây cản trở và khó khăn khi đạp xe, quần áo quá chật sẽ gây khó chịu và cọ sát vào người.
- Quần áo thích hợp là những bộ đồ dễ co giãn, thấm mồ hôi hoặc có độ rộng vừa phải. Khi tập xong nên giặt luôn và phơi khô để tránh vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
- Không nên tập quá sức. Không nên đạp xe quá nhiều vì nó có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người luyện tập, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến vô sinh. Vì vậy chỉ nên luyện tập với cường độ và tần suất vừa phải, phù hợp với chính mình. Thời gian luyện tập thích hợp nhất là 30 phút mỗi ngày và từ 3 đến 5 buổi mỗi tuần.
- Nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Cung cấp nước trước, trong và sau khi luyện tập là điều hết sức cần thiết. Điều này là do khi đạp xe, lượng mồ hôi tiết ra nhiều. Do đó nguy cơ thiếu nước là rất cao. Có thể uống bổ sung nước lọc hoặc các loại nước thể thao chứa chất điện giải.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn