Theo chị Kathrine Lynch đến từ New Zealand: “Lần cuối cùng, bạn nhìn thấy hình ảnh một đứa trẻ không nhìn chằm chằm vào điện thoại di động là khi nào? Bạn có nhớ lần cuộc trò chuyện với con gần đây nhất mà một trong hai mẹ con không nhìn chằm chằm vào màn hình là khi nào? Bạn có thường xuyên nhìn thấy cảnh ở công viên, bãi biển hay sân chơi và thấy các thành viên trong gia đình đều đang nhìn xuống điện thoại di động của họ không? Bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại của mình? Bao nhiêu thời gian để chơi với con/ngày?
Lần cuối cùng gia đình bạn dành thời gian với nhau mà không có điện thoại là khi nào?... Khi đặt ra những câu hỏi đó, là khi tôi nhận ra chúng ta đang dành thời gian để sử dụng quá nhiều các thiết bị như điện thoại.
Tại sao chúng ta và các con lại rất khó khăn trong việc đặt điện thoại xuống?
Với tôi, trang Facebook cá nhân đang có tới 17.000 người theo dõi. Phần lớn trong số đó tôi chưa bao giờ gặp, nhưng đã có lúc tôi cảm thấy mình cứ bị thôi thúc, bị cuốn vào những thông tin, bình luận trên đó. Tôi cứ cần phải kiểm tra và trả lời ngay lập tức cho các câu hỏi và comment của mọi người. Khi đi đến một bãi biển, ta cứ luôn dành rất nhiều thời gian để cố gắng chụp ảnh hoàn hảo và chia sẻ trên đó. Và cũng có lúc, tôi phải xấu hổ khi nói rằng đã từng có lần cô bé 4 tuổi của tôi đã yêu cầu mẹ để điện thoại xuống và dành cho cô bé sự quan tâm, chú ý đầy đủ…
Ở New Zealand, tình trạng trẻ em từ 2 tuổi trở lên dành nhiều thời gian xem TV hoặc điện thoại đang ngày càng tăng. Hơn 80% trẻ em trong độ tuổi từ 5-9 tuổi đã dành hơn 2 giờ mỗi ngày để ngồi trước màn hình. Tỷ lệ này tăng lên khoảng 90% ở trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10-14.
Các con tôi, hiện trong độ tuổi từ 2 đến 4 đang mê xem TV mỗi ngày. Điều này đã làm giảm số lượng cuộc đối thoại và mặt đối mặt trong các gia đình. Nó đã khiến chúng tôi bỏ lỡ các kỹ năng giao tiếp cơ bản. 20 năm trước, tôi và bạn bè của mình thường dành hàng giờ ở nhà của nhau để chơi cùng nhau hoặc nói chuyện trên điện thoại cố định... Nhưng bây giờ, tất cả thông tin liên lạc nếu muốn trao đổi đều có thể được thực hiện thông qua tin nhắn và các ứng dụng khác nhau, nó khiến trẻ em vẫn có thể truyền tải được thông tin/giao tiếp mà không nói một từ.
Ngày trước, khi tôi còn là một đứa trẻ, sau giờ học, các anh em và tôi sẽ thường chạy thật nhanh về nhà và dành hàng giờ để đi chơi cùng nhau. Nhưng bây giờ, trong nhiều gia đình, điều này đã thay đổi. Trẻ con chạy đua về nhà để ngồi trong phòng và chơi điện thoại. Điều này đang làm ảnh hưởng đến cách các con phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa trong gia đình.
Giờ tôi biết, nó đang là một vấn đề lớn và nó làm xáo trộn gia đình của chúng tôi. Tôi biết mình phải bước vào cuộc đấu tranh để kéo chính mình và các con ra khỏi màn hình.
Gần đây, tôi có ý thức hơn về việc sử dụng điện thoại. Khi ở nhà, tôi cố gắng chỉ trả lời các yêu cầu kinh doanh thật khẩn cấp, hoặc tôi làm việc trên máy vào buổi tối khi con tôi đang ngủ.
Ngoài ra, tôi đã đặt câu hỏi trên trang facebook của mình: "Khoảng thời gian thích hợp/ngày để trẻ em được ngồi trước màn hình?”. Kết quả, tôi không biết câu trả lời cho bản thân và rất nhiều bố mẹ khác cũng không biết (trong khi đó, theo hướng dẫn dành cho trẻ em ở độ tuổi đi học (5-17 tuổi) đã được Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Thể thao New Zealand đưa ra với đề nghị là trẻ không nên dành nhiều hơn 2 giờ/ngày để ngồi trước màn hình giải trí)".
Theo chị Kathrine Lynch, công nghệ là con đường của tương lai và bạn không thể phủ nhận điều đó. Chúng ta cũng phải thừa nhận những tiến bộ của nó và chấp nhận nó phải là một phần của cuộc sống của trẻ em. Nhưng nếu bạn không muốn nó làm xáo trộn quá lớn đến gia đình của mình, muốn có nhiều khoảng thời gian "chất lượng" với sự quan tâm, yêu thương dành cho nhau thì cha mẹ nên có những quy tắc dành riêng cho nó:
|