Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn xảy ra như sau. Dây thần kinh liên sườn gồm có 12 cặp, có nguồn gốc từ đoạn tủy ngực từ D1 đến D12. Trong khi đó trực tiếp xuất phát từ tủy sống ngực là các rễ thần kinh tủy ngực. Sau khi chia ra làm hai nhánh trước và sau.
Đối với nhánh sau của rễ thần kinh tủy ngực chi phối cho vùng lưng. Trong khi đó nhánh trước của rễ thần kinh tủy ngực chi phối cho vùng ngực và bụng, được đổi tên thành dây thần kinh liên sườn.
Khi đến xương sườn, các dây thần kinh này cùng với động tĩnh mạch liên sườn đi ở bờ dưới các xương sườn tạo thành một bó mạch gian sườn. Những thao tác thực hiện thủ thuật can thiệp ở vùng ngực, bó mạch gian sườn luôn được lưu ý để tránh gây ra tổn thương.
Khi đau dây thần kinh liên sườn xảy ra, đây là một bất thường có thể gặp trong nhiều bối cảnh bệnh lý khác nhau đối với mọi độ tuổi. Với đặc điểm giải phẫu nêu trên, vị trí nằm nông trên thành ngực, nơi dây thần kinh liên sườn là những thành phần rất dễ gặp phải tổn thương liên quan khi có bất kỳ vấn đề nào tại vị trí cột sống, tủy sống và xương sườn.
Nếu không tìm được nguyên nhân cụ thể khiến xuất hiện tình trạng trên mà gây trực tiếp gây đau thì bệnh này được gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát.
Khi xảy ra tình trạng viêm dây thần kinh liên sườn thì các nguyên nhân xảy ra khá đa dạng dựa vào độ tuổi, giới tính và công việc của người bệnh:
- Người bệnh bị viêm dây thần kinh liên sườn do viêm da rễ thần kinh hoặc xuất hiện dấu hiệu viêm đa dây thần kinh.
- Khi bị thoái hóa cột sống ngực.
- Khi bị ung thư đốt sống.
- Gặp bệnh lao cột sống ngực.
- Bị u tủy.
- Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn phải còn có thể xảy ra do các bệnh lý về thần kinh.
- Người bệnh mắc bệnh lý toàn thân khác như: đái tháo đường, bị nhiễm khuẩn.
Dấu hiệu cho biết đau dây thần kinh liên sườn:
- Bị thoái hóa cột sống ngực thường xảy ra ở người cao tuổi. Người bệnh xuất hiện cảm giác đau âm ỉ vùng cột sống sau đó mức độ đau tăng lên khi cử động và khi ấn vào giữa cột sống.
- Đau khi bị ung thư cột sống ngực hoặc bị lao cột sống.
- Các bệnh lý tủy sống cũng có thể gây đau dây thần kinh liên sườn.
- Khi gặp phải chấn thương cột sống do vận động sai tư thế với cường độ mạnh của bệnh nhân.
- Dây thần kinh liên sườn do zona.
- Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát.
Các chuẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn:
Hội chứng đau dây thần kinh liên sườn xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy để chuẩn đoán tình trạng đau dây thần kinh liên sườn cần chuẩn đoán một cách chính xác nguyên nhân nền bên dưới gây ra bệnh. Chỉ như vậy thì mới có thể điều trị hiệu quả bệnh.
Các triệu chứng cho biết đau dây thần kinh liên sườn xuất hiện với triệu chứng lâm sàng đau tức ngực lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn đến vùng lưng cạnh đủ để gợi ý cho người bệnh biết tình trạng mình đang gặp phải là đau thần kinh liên sườn.
Tuy nhiên, muốn có kết quả chuẩn đoán chính xác thì vẫn cần thực hiện các phương tiện lâm sàng để chuẩn đoán nguyên nhân đau thần kinh liên sườn như chụp X quang cột sống ngực trong chấn thương và thoái hóa cột sống cổ, MRI cột sống ngực trong u tủy, thực hiện các xét nghiệm máu giúp chuẩn đoán bệnh lý nội khoa như bị đái tháo đường hay nhiễm độc.
Mục tiêu trong quá trình chữa trị đau dây thần kinh liên sườn gồm việc thực hiện điều trị giảm đau, kết hợp với điều trị nguyên nhân gây đau. Trong khi đó các trường hợp dây thần kinh liên sườn nguyên phát, người bệnh có thể được giảm đau bằng cách thực hiện kết hợp các phương pháp dưới đây:
Sử dụng thuốc là cách chữa đau dây thần kinh liên sườn được nhiều người lựa chọn. Thông thường người bệnh có thể chọn cách tự giải quyết tạm thời các cơn đau bằng các loại thuốc không cần kê đơn như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... Đối với nhóm thuốc giảm đau này có hiệu quả giảm đau hông cao.
Trong khi đó nếu sử dụng paracetamol ở liều lượng cao có thể gây độc cho tế bào gan, diclofenac có khả năng làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
Nhóm thuốc được chỉ định sử dụng cho việc giảm đau dây thần kinh liên sườn như gabapentin. Đây là loại thuốc nên sử dụng vì có hiệu quả cao hơn nhờ cơ chế giảm đau tác dụng lên dây và rễ thần kinh. Các loại thuốc bắt đầu được kê đơn với liều dùng thấp sau đó tăng dần liều sử dụng. Loại thuốc giảm đau này có tác dụng phụ gây ra tình trạng chóng mặt, nếu cường độ đau quá nhiều bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt các cơ gian sườn.
Người bệnh còn được hỗ trợ sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B16 có tác dụng hỗ trợ hoạt động của bao myelin và các tế bào thần kinh.
Có thể sử dụng biện pháp can thiệp khi các triệu chứng đau không đáp ứng được với việc điều trị bảo tồn với thuốc và xuất hiện dai dẳng gây phiền toái đến cuộc sống của người bệnh và gây tê các dây thần kinh liên sườn được thực hiện để giảm đau.
Đau thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nên cần điều trị kịp thời và dứt điểm về mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
- Đau dây thần kinh liên sườn ở mức độ nhẹ:
Đối với tình trạng đau dây thần kinh liên sườn nhẹ và ngắn ngày thì nguyên nhân gây ra tình trạng đau chủ yếu do chấn thương, vận động nặng hoặc sai tư thế. Vì thế, bệnh sẽ không nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, cơn đau liên sườn có thể khiến người bệnh gặp phải những khó khăn trong việc đi lại, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
Khi người bệnh bị đau dây thần kinh liên sườn nhẹ thì cần khám và được chuẩn đoán bệnh một cách chính xác. Chỉ khi sử dụng thuốc kết hợp với các phương pháp massage, bấm huyệt,... mới có thể sớm điều trị khỏi bệnh.
- Đau dây thần kinh liên sườn nặng:
Nếu tình trạng đau dây thần kinh liên sườn cũng có thể là biến chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác như bị lao cột sống, bị viêm dây thần kinh, bị đái tháo đường, u ngoại tủy, u rễ thần kinh, ung thư cột sống.
Đối với những trường hợp này thì mức độ bệnh nguy hiểm cao, khi không kịp thời can thiệp, xử lý có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Vậy muốn biết đau thần kinh liên sườn có nguy hiểm không thì còn phụ thuộc vào mức độ đau thần kinh liên sườn gây ra cho người bệnh và nguyên nhân gây bệnh.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn