Dấu hiệu nhận biết viêm họng cấp tính ở người lớn

17:06 | 06/12/2018;
Nhận biết sớm dấu hiệu của viêm họng cấp tính ở người lớn để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Viêm họng cấp tính có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, là căn bệnh thường gặp nhất là trong những ngày chuyển mùa. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nghiệm trọng.. Vậy dấu hiệu viêm họng cấp tính là gì?

1. Dấu hiệu viêm họng cấp tính ở người lớn

Ngứa họng, đau đầu, sốt: Đây là những biểu hiện thường thấy của bệnh viêm họng cấp tính. Sốt cao từ 39 đến 40 độ, người bệnh mệt mỏi rã rời, chán ăn, không có sức.

Ho khan, có đờm: Khi bị ngứa cổ họng thì bệnh nhân thường ho khán, đó là biểu hiện bình thường khi cổ họng muốn tống dị vật ra bên ngoài. Lâu ngày kho khan chuyển thành ho có đờm.

Nổi hạch ở cổ: Ở một số bệnh nhân bắt gặp dấu hiệu nổi hạch ở cổ, sờ vào sẽ có cảm giác đau

Ngạt mũi, hắt hơi: Biểu hiện thường thấy khi bị viêm họng. Do ngạt mũi nên người bệnh sẽ phải hô hấp bằng đường miệng, từ đó dẫn đến tình trạng viêm nặng.

Amidan sưng to, có màng trắng bao bọc cũng là một trong các dấu hiệu viêm họng cấp tính ở người lớn.

Trường hợp viêm họng cấp triệu chứng thường xảy ra trong 3 đến 4 ngày, nếu như sức đề kháng của bệnh nhân tốt thì dấu hiệu này nhanh chóng biến mất. Ở người già hoặc trẻ nhỏ vì sức đề kháng yếu nên bệnh thường diễn biến phức tạp và xảy ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

2. Cách điều trị viêm họng cấp tính như thế nào?

Việc điều trị viêm họng cấp tính ở người lớn thường đơn giản hơn ở trẻ nhỏ và người cao tuổi do sức đề kháng tốt. Có thể áp dụng những cách sau đây:

Thường xuyên súc miệng sạch bằng nước muối ấm pha loãng. Cách làm khá đơn giản: bạn pha khoảng 50gr muối với 100ml nước ấm, dùng nước muối ấm này để vệ sinh miệng trước khi đi ngủ, sau khi ăn và sau khi thức dậy.

Ảnh 2.

Súc miệng nước muối giúp trị viêm họng cấp tính hiệu quả

Nếu người bệnh sốt cao thì nên sử dụng thuốc hạ sốt để tạm thời giảm nhiệt độ.

Một số loại kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm họng cấp tính là: amoxicillin, celphalexin, erythromcycin.....

Ngoài việc điều trị bằng thuốc kháng sinh bệnh nhân cũng có thể tham khảo một số bài thuốc từ dân gian như chưa viêm họng bằng chanh, mật ong, bằng gừng, bằng mướp đắng, tỏi.... Trên thực tế có nhiều người sử dụng và đạt hiệu quả khá tốt.

Trong trường hợp bệnh nhân sốt cao mà uống thuốc không có dấu hiệu thuyên giảm, nên đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

3. Điều trị viêm họng cấp trong bao lâu thì khỏi?

Nếu bệnh nhân được dùng các loại thuốc kháng sinh phù hợp, đúng bệnh thì bệnh sẽ thuyên giảm rất nhanh. Nếu như đã sử dụng thuốc mà chưa thấy đỡ, bệnh nhân nên tái khám để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra như thấp tim, viêm cầu thận.

4. Phòng tránh viêm họng cấp ở người lớn như thế nào hiệu quả nhất?

Khi thời tiết lạnh mặc quần áo ấm, dùng khăn quàng cổ khi đi ra đường, giữ ấm ngan bàn chân, bàn tay.

Ảnh 3.

Giữ ấm cơ thể là cách phòng bệnh viêm họng cấp tính

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung rau xanh, nhiều hoa quả sạch. Bên cạnh đó kết hợp với chế độ luyện tập để tăng sức đề kháng.

- Tránh uống rượu bia, sử dụng các loại chất kích thích gây ảnh hưởng đến niêm mạc họng, không uống đá lạnh, ăn kem...

- Uống đủ nước trong ngày để giữ cho cổ họng luôn ẩm.

  • Tham khảo thêm

    Uống bao nhiêu nước là đủ và công thức tính lượng nước cần uống mỗi ngày là gì?

- Súc miệng nước muối thường xuyên, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

- Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói độc hại.

- Bịt khẩu trang khi ra đường, uống nước ấm vào buổi sáng sau khi dậy và trước khi đi ngủ.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn